Top các thực phẩm cho người sốt xuất huyết mau hồi phục

Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thực phẩm cho người sốt xuất huyết mau hồi phục là những gì mà các chuyên gia khuyến cáo trong và sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Cùng tìm hiểu danh sách các thực phẩm tốt cho người bệnh sốt xuất huyết và những thực phẩm “đại kỵ” trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Top các thực phẩm cho người sốt xuất huyết mau hồi phục

1. Các thực phẩm cho người sốt xuất huyết

1.1 Thực phẩm cho người sốt xuất huyết nên chứa nhiều protein

Thịt gà

Thịt gà có chứa nhiều protein và chất xơ, chất dinh dưỡng này sẽ giúp cơ thể giảm triệu chứng sốt, mệt mỏi.

Ngoài ra, các vitamin A, E, C, B6, B12, B1, B2 và các khoáng chất trong thịt gà giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những món ăn từ thịt gà mà bạn có thể chế biến như cháo gà, súp gà, canh gà,… Bạn nên chế biến lỏng để giúp dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn.

Cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là protein, vitamin và các khoáng chất. Đặc biệt là các loại cá béo rất giàu omega-3 và vitamin D như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá cơm, cá mòi,… rất tốt cho sự phục hồi sức khỏe của người bệnh. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như nâng mức tiểu cầu trong máu cho người bệnh.

Với những người bị sốt xuất huyết, các món chế biến từ cá cũng nên chế biến dưới dạng mềm, ăn khi còn ấm nóng, dễ tiêu hóa, tránh nhiều dầu mỡ đặc biệt là với người có đường ruột kém (hay bị rối loạn tiêu hóa).

Trứng

Trứng cũng chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B2, B5, B12, folate, phốt pho, selenium,… Protein có nhiều trong lòng trắng trứng, các chất dinh dưỡng thường tập trung nhiều hợp ở lòng đỏ trứng.

Sữa

Với những người bệnh khi ốm mệt không muốn ăn thì sữa được coi là một trong những thực phẩm dễ hấp thu, được ưu tiên sử dụng bởi nó cung cấp protein và các chất cần thiết cho cơ thể.

Sữa có nhiều loại như sữa tươi (tiệt trùng, thanh trùng), sữa chua (chế phẩm từ sữa), sữa có nguồn gốc từ thực vật (sữa từ các loại hạt) tốt cho sức khỏe, giúp giảm lượng cholesterol có hại, bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh.

Các loại hạt

Hạt điều, hạnh nhân, óc chó, macca, hạt lanh,… là những loại hạt giàu dinh dưỡng, chứa protein rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể chế biến dưới dạng sữa hạt, ngũ cốc (ăn kèm với sữa) hoặc ăn trực tiếp. Nhưng nên ăn với lượng vừa phải tránh lạm dụng quá nhiều gây rối loạn tiêu hóa.

Top các thực phẩm cho người sốt xuất huyết mau hồi phục

Cháo hoăc súp gà là một trong những món ăn tốt cho người bệnh sốt xuất huyết, bạn nên ăn lúc ấm hoặc để nguội, tránh ăn khi nóng.

1.2 Thực phẩm cho người sốt xuất huyết giúp tăng tiểu cầu

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp tăng tiểu cầu trong cơ thể, điều này rất cần đối với người bệnh sốt xuất huyết. Vitamin C có nhiều trong quả ổi, cam quýt, súp lơ xanh, rau bina.

Thực phẩm giàu Folate

Folate giúp gia tăng sự phân chia tế bào khỏe mạnh cho cơ thể, thúc đẩy lượng tiểu cầu. Có trong các thực phẩm như măng tây, ngũ cốc, cam, rau bina.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A giúp ích cho quá trình tăng trưởng tế bào, rất cần thiết cho sự khỏe mạnh của tế bào tiểu cầu ở người bị sốt xuất huyết. Các thực phẩm giàu hàm lượng vitamin A bao gồm bí đỏ, cà rốt, khoai lang,…

Thực phẩm giàu vitamin B12

Sự thiếu hụt vitamin B12 ảnh hưởng tới việc giảm số lượng tiểu cầu trong máu, do đó việc bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 như cá hồi, thịt bò, thịt gà, cá ngừ,… sẽ giúp hỗ trợ tăng số lượng tiểu cầu.

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K giúp tăng sinh tế bào trong cơ thể rất tốt với người đang bị giảm tiểu cầu. Vitamin K có trong các thực phẩm như gan, cải xoăn, trứng.

Hàu

Hàu chứa kẽm, giúp tăng số lượng tế bào máu và tiểu cầu. Ngoài ra, kẽm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bị bệnh sốt xuất huyết.

Ngũ cốc

Ngũ cốc có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Nếu không ăn được, bạn có thể sử dụng ngũ cốc thay bữa, tuy nhiên các chuyên gia khuyên vẫn nên bổ sung đa dạng các loại thức ăn, miễn là đồ ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu, đảm bảo vệ sinh và nên ăn khi đồ ăn ấm hoặc đã nguội (không nên ăn nóng hoặc lạnh).

Rau và trái cây giàu protein

Các loại rau có màu xanh, xanh đậm như súp lơ, rau cải, rau bina và các loại quả như quả chà là, quả mơ, quả lựu, kiwi, đu đủ, ổi,… giàu protein và các chất dinh dưỡng tốt cho người bệnh sốt xuất huyết.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết những dấu hiệu bệnh lậu

Top các thực phẩm cho người sốt xuất huyết mau hồi phục

Vitamin K giúp hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng và giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

2. Các thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên tránh xa

2.1 Đồ cay, nóng

Những đồ ăn cay, nóng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa khiến việc xuất huyết tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là những ai đã có hiện tượng xuất huyết tiêu hóa nếu tiếp tục ăn đồ ăn cay, nóng sẽ khiến bụng khó chịu, xuất huyết ồ ạt rất nguy hiểm.

2.2 Đồ ăn cứng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu

Các chuyên gia khuyến cáo người bị sốt xuất huyết nên ăn đồ ăn mềm, ấm hoặc để nguội thay vì ăn các đồ ăn cứng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Bởi đồ ăn cứng sẽ khiến dạ dày phải co bóp và làm việc liên tục, đường ruột rất dễ bị tổn thương. Các đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu gây rối loạn tiêu hóa nên người bị sốt xuất huyết không nên tiêu thụ.

Top các thực phẩm cho người sốt xuất huyết mau hồi phục

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện sốt xuất huyết có thể làm truyền nhiễm

Người bị sốt xuất huyết không nên ăn các đồ ăn cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ trong khi đang bị bệnh, kể cả ngay sau khi bị bệnh.

2.3 Rượu, bia, nước ngọt có gas

Bia, rượu, nước ngọt có gas là những thứ mà các bác sĩ khuyến cáo người bệnh, đặc biệt là người bệnh sốt xuất huyết không nên tiêu thụ. Chất cồn và gas trong bia, rượu, nước ngọt không chỉ ảnh hưởng tới tiểu cầu, máu của người bệnh mà ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, bạn tuyệt đối đừng tiêu thụ những thứ này khi đang bị sốt xuất huyết hay vừa mới khỏi nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *