Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần chú ý thực hiện những xét nghiệm thai kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát hiện các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Với kết quả từ những xét nghiệm này, các bác sĩ chuyên khoa Sản có thể đánh giá, đưa ra hướng xử lý, khắc phục phù hợp tùy tình trạng, ngăn ngừa hiệu quả một số biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: TOP xét nghiệm thai kỳ quan trọng mẹ bầu chớ bỏ qua khi khám thai
1. Những lý do mẹ cần thực hiện xét nghiệm trong thai kỳ
Thai kỳ luôn là thời điểm nhạy cảm đối với mỗi mẹ bầu. Trong thời gian mang thai, thai phụ cần phải chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân vì mỗi một thay đổi nhỏ ở mẹ đều có thể tác động theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tới thai nhi.
Bởi vậy, thực hiện khám thai định kỳ theo từng mốc tuần thai là việc làm cần thiết và có vai trò quan trọng. Cụ thể, xét nghiệm thai kỳ sẽ giúp:
– Thai phụ phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe của bản thân, từ đó có hướng xử lý, cải thiện sao cho phù hợp với quá trình phát triển của con.
– Tầm soát sớm các nguy cơ gây biến chứng cho thai phụ và thai nhi.
– Sàng lọc một số bệnh lý, dị tật bẩm sinh mà trẻ có thể mắc phải ở từng mốc tuần thai quan trọng.
– Kiểm tra, đánh giá các bất thường về nhiễm sắc thể để có hướng xử trí phù hợp.
– Khảo sát những vấn đề thường gặp như tiền sản giật, sản giật, các bệnh lây truyền từ mẹ sang con.
Những xét nghiệm thai kỳ quan trọng luôn được thực hiện trong mỗi buổi khám thai ở các mốc tuần thai tương ứng
Việc thực hiện khám thai, các xét nghiệm quan trọng cần thông qua chỉ định của bác sĩ và tiến hành ở những mốc tuần thai phù hợp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc Sản khoa của các mẹ bầu.
2. Một vài xét nghiệm quan trọng mẹ bầu cần thực hiện khi khám thai
Hiểu rõ tầm quan trọng của các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ, tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng rõ cần thực hiện những xét nghiệm nào?
2.1. Xét nghiệm cần làm khi khám thai – tổng phân tích tế bào máu (CBC)
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đa phần các mẹ bầu cần phải thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC). Đây là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất trong thai kỳ. Mục đích của xét nghiệm này là giúp đánh giá, kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe của thai phụ, đồng thời phát hiện một số bệnh lý rối loạn, nhiễm trùng,…
Xét nghiệm này đem lại một vài thông tin quan trọng về số lượng, thành phần tế bào máu, đếm lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, giúp lý giải những triệu chứng bất thường ở mẹ bầu, chẩn đoán một vài bệnh lý.
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
Ngoài ra, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu cũng mang lại giá trị khi mẹ có triệu chứng suy nhược, bầm tím, sốt, viêm nhiễm, chảy máu, thiếu máu, thiếu sắt, giúp đánh giá những phương pháp điều trị bệnh mẹ bầu đang áp dụng và sàng lọc giá trị máu để đưa ra phương án sinh nở phù hợp.
Để thực hiện xét nghiệm này, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu của thai phụ thông qua tĩnh mạch. Kết quả xét nghiệm thường sẽ có ngay trong ngày và mẹ bầu cũng sẽ được phân tích các chỉ số, được nhận những lời khuyên, tư vấn chăm sóc sức khỏe thai sản từ bác sĩ chuyên khoa.
2.2. Xét nghiệm phân tích nước tiểu cho bà bầu
Quá trình khám thai, quản lý sức khỏe thai kỳ không thể thiếu xét nghiệm phân tích nước tiểu. Thông qua một số chất có trong nước tiểu, bác sĩ Sản khoa sẽ xác định được một vài khía cạnh về tình trạng sức khỏe của mẹ, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn để kịp thời ngăn chặn, có phương án xử lý phù hợp, tránh biến chứng thai kỳ.
Mẫu nước tiểu của mẹ bầu sẽ được đưa tới phòng lab để phân tích thành phần, phát hiện một số bệnh lý như:
– Tiểu đường thai kỳ – bệnh lý thường xuất hiện từ tuần 24 trở đi.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mẹ bị sinh non hoặc gặp phải các vấn đề về thận.
– Phát hiện hợp chất Ketone có nồng độ cao trong nước tiểu.
– Tầm soát tiền sản giật.
– Phát hiện các bệnh về thận và một số bệnh có khả năng lây qua đường tình dục.
Thực hiện xét nghiệm nước tiểu ở mỗi mốc khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn lấy mẫu vào ống nghiệm. Bạn nên uống nhiều nước và thực hiện xét nghiệm này vào sáng sớm để có hiệu quả chính xác nhất.
2.3. Xét nghiệm thai kỳ quan trọng Double test và Triple test
Theo các bác sĩ chuyên khoa, xét nghiệm Double test và Triple test đều là những xét nghiệm cần thiết để sàng lọc nguy cơ dị tật di truyền xuất hiện ở thai nhi.
Double test là xét nghiệm kiểm tra hai chất có trong máu của thai phụ là β-hCG tự do và PAPP-A. Đây là những chỉ số do nhau thai tiết ra và có sự thay đổi ở từng giai đoạn của thai kỳ. Xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể của thai nhi, gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như hội chứng Down, Edward và hội chứng Patau. Ngoài ra, để mang lại kết quả chính xác hơn, xét nghiệm Double test còn được khuyến khích thực hiện cùng với siêu âm đo độ mờ da gáy.
Tìm hiểu thêm: Điều trị polyp dạ dày thế nào?
Siêu âm đo độ mờ da gáy có thể được thực hiện cùng với xét nghiệm Double test để khảo sát thêm nguy cơ dị tật do bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi, cụ thể là hội chứng Down
Bên cạnh xét nghiệm Double test, các mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm Triple test để khảo sát thêm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Thời điểm để thực hiện xét nghiệm Double test là khi thai được 11 đến 13 tuần tuổi. Đối với Triple test, các mẹ có thể thực hiện khi thai được 16 – 18 tuần.
2.4. Xét nghiệm phát hiện virus Rubella ở bà bầu
Rubella là tình trạng sốt phát ban lành tính, có khả năng gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong thời gian mẹ mang thai. Việc xét nghiệm, chẩn đoán Rubella ở phụ nữ mang thai cần được thực hiện sớm từ những tháng đầu của thai kỳ, tốt nhất là từ tuần thứ 7 đến tuần 10.
Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể làm chậm quá trình phát triển của trẻ, trẻ bị điếc, đục thủy tinh thể, tim bẩm sinh,…
2.5. Xét nghiệm thai kỳ quan trọng – nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là xét nghiệm dùng để chẩn đoán, phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu.
>>>>>Xem thêm: Vi khuẩn HP có lây không?
Nghiệm pháp dung nạp đường uống glucose là một trong những xét nghiệm quan trọng thực hiện ở tuần thai 28
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thai sản nghiêm trọng, có khả năng gây ra các biến chứng như:
– Đa ối.
– Khả năng dẫn đến sinh non, hỏng thai.
– Nguy cơ huyết áp bất thường, tiền sản giật.
– Nguy cơ chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh và các vấn đề hậu sản như nhiễm trùng, viêm thận,…
– Thai nhi dễ bị rối loạn về khả năng tăng trưởng, suy hô hấp, hạ canxi, vàng da sau sinh.
3. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm trong các buổi khám thai định kỳ
Thực hiện các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ, mẹ bầu cần phải chú ý đến một số vấn đề sau để nhận được kết quả chính xác.
– Trước khi làm xét nghiệm máu, mẹ cần nhịn ăn tối thiểu từ 8 đến 10 giờ đồng hồ.
– Không uống các loại nước ngọt, nước có gas hay nước ép, cafe, rượu, bia,… trước khi thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu.
– Nên làm các xét nghiệm vào buổi sáng để kết quả nhận được chính xác nhất.
– Nhận định rõ các vấn đề, ghi chép lại các triệu chứng của bản thân để trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ xét nghiệm nào.
– Nên có lộ trình khám cụ thể và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết ở từng mốc tuần thai quan trọng.
– Lựa chọn địa chỉ thăm khám, chăm sóc Sản khoa uy tín và có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi.
Hiện nay, với việc theo dõi sức khỏe thai kỳ, nhiều mẹ bầu lựa chọn sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang phát triển để dịch vụ này trở thành một trong những dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực Sản khoa.
Các gói thai sản được ứng dụng trải dài từ tuần 8 đến khi mẹ bầu chuyển dạ. Với mỗi gói Thai sản TCI, các mẹ bầu sẽ được sử dụng nhiều tiện ích, quyền lợi suốt quá trình trước, trong và sau sinh.
Với quá trình chăm sóc sức khỏe Sản khoa trước sinh, thai phụ được khám thai không giới hạn. Ngoài ra, các mẹ cũng sẽ được hỗ trợ kiểm tra tình trạng sức khỏe với bộ xét nghiệm tầm soát biến chứng thai sản, có lộ trình khám rõ ràng và được nhắc nhở lịch khám theo từng mốc tuần thai. Việc này sẽ giúp các mẹ dễ dàng, tiện kiểm soát sức khỏe thai kỳ hơn.
Hệ thống máy móc hiện đại ở TCI cho kết quả nhanh chóng, phục vụ tốt nhu cầu kiểm soát sức khỏe thai kỳ của các mẹ bầu trong quá trình thăm khám. Đội ngũ bác sĩ TCI đều là những bác sĩ Sản khoa có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn giỏi, luôn sẵn sàng hỗ trợ thai phụ.
Quá trình đi sinh, mẹ không cần lo chuẩn bị đồ đạc và sẽ được ekip Sản TCI hỗ trợ từng khâu để vượt cạn nhẹ nhàng, an toàn. Phòng sinh vô khuẩn, được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ quá trình sinh nở sẽ giúp mẹ yên tâm hơn rất nhiều.
Sau sinh, mẹ được chăm sóc tại phòng lưu viện của bệnh viện. Phòng có đầy đủ tiện nghi. Điều dưỡng túc trực, chăm sóc mẹ và bé tận tình, chu đáo, hỗ trợ suốt quá trình mẹ và bé lưu lại tại viện. Các vấn đề ăn, mặc, ở, mẹ đều không phải lo lắng và có thể sử dụng thêm các dịch vụ chăm sóc vết mổ sau sinh (nếu sinh mổ) để chóng phục hồi hơn.
Trên đây là những thông tin về các xét nghiệm thai kỳ quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện. Hy vọng các mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và sớm tìm được địa chỉ thăm khám, theo dõi sức khỏe thai hiệu quả, phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.