Trám răng sâu có đau không và những lưu ý

Thông thường nếu răng bị sâu không quá nặng, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bảo tồn thay vì nhổ bỏ. Khi đó, răng sẽ được xử lý bằng phương pháp hàn trám. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn khi áp dụng điều trị rằng trám răng sâu có đau không và sau khi trám răng cần lưu ý những gì. Tất cả những vấn đề, thắc mắc ấy sẽ được giải đáp qua những thông tin ở bài viết sau.

Bạn đang đọc: Trám răng sâu có đau không và những lưu ý

1. Thế nào là trám răng?

Hàn trám răng là một kỹ thuật nha khoa khá phổ biến và đơn giản. Trám răng có tác dụng hỗ trợ răng của người bệnh hồi phục hình dáng gần như ban đầu, nhất là sau khi bị sâu hay sứt mẻ. Thường thì vật liệu được sử dụng để hàn trám răng là Composite, Amalgam, vàng, bạc, … để có thể tạo hình lại bị trí răng bị tổn thương.

Hiện tại, vật liệu trám răng được sự dụng phổ biến hơn cả là Composite. Điều này là bởi Composite có tính chất tương tự như mô răng thật. Cùng với đó, loại vật liệu này gần như không gây kích ứng với cơ thể người dùng.

Trám răng sâu có đau không và những lưu ý

Composite là vật liệu trám răng được sự dụng phổ biến

Với phương pháp hàn trám răng, bác sĩ sẽ làm sạch vùng răng bị tổn thương trước tiên. Sau đó, vật liệu sẽ được thêm vào vị trí cần trám và bít kín lại. Như vậy, răng sẽ được khôi phục như hình dáng ban đầu, đảm bảo được chức năng ăn nhai, thu hẹp lại vùng răng bị tổn thương.

2. Những trường hợp người bệnh cần thực hiện hàn trám

Trám răng tuy nói là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, thế nhưng không phải mọi bệnh nhân gặp vấn đề nha khoa đều có thể thực hiện. Sau đây là một số trường hợp thường được chỉ định hàn trám răng:

2.1 Răng sâu

Sâu răng là bệnh lý về răng hàm mặt khá phổ biến. Bệnh chủ yếu bị gây ra bởi vi khuẩn. Về quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, điều này sẽ khiến thức ăn thừa không được loại bỏ tốt. Từ đó, vi khuẩn sẽ được tạo điều kiện phát triển, tấn công vào răng. Lâu ngày, men răng sẽ bị bào mòn, bề mặt của răng sẽ xuất hiện những lỗ sâu kích thước khác nhau.

Khi đó, phương pháp hàn trám sẽ được chỉ định để bịt kín lại những lỗ sâu. Vùng răng bị tổn thương sẽ được thu hẹp, ngăn các lỗ sâu không lây sang sang những răng lành khác.

2.2 Răng chấn thương

Ở trong một số trường hợp gặp tai nạn ngoài ý muốn, răng có thể bị chấn thương dẫn tới bị sứt mẻ, gãy, vỡ, … Khi đó, nếu như không can thiệp điều trị, khả năng ăn nhai của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng lớn. Với trường hợp bị mẻ răng, tính thẩm mỹ của hàm răng còn bị mấy đi khiến người bệnh trở nên kém tự tin. Lúc này phương pháp hàn trám răng sẽ được sử dụng để giúp răng chân thương khôi phục lại được hình dáng như ban đầu.

2.3 Mòn cổ chân răng

Trong quá trình chăm sóc răng miệng hàng ngày, nhiều người có những thói quen xấu. Điển hình như việc sử dụng bàn chải có đầu lông quá cứng, thực hiện chải răng quá mạnh và chải răng theo chiều ngang thời gian dài. Điều này sẽ khiến ngày càng mài mòn men răng. Lâu ngày, tình trạng mòn cổ chân răng sẽ diễn ra. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này chính là những vết khuyết điểm hình chêm xuất hiện ở phần cổ răng. Để có thể khắc phục mòn cổ chân răng, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite và trám vào khu vực đã bị mài mòn.

2.4 Răng bị thưa

Trong trường hợp răng bệnh nhân bị thưa, ta vẫn có thể thực hiện trám lại. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với trường hợp răng thưa hở kẽ nhỏ. Những kẽ thưa quá 2mm không thể khắc phục bằng trám răng.

3. Trám răng sâu có đau không?

Trên thực tế, việc trám răng sâu có gây đau nhức không còn phục thuộc vào nhiều yếu tố:

3.1 Tình trạng tổn thương của răng

Đối với những trường hợp đã bị tổn thương răng nghiêm trọng, ăn sâu vào tủy thì khi thực hiện trám răng có thể sẽ gây tình trạng đau nhức, khó chịu. Thế nhưng, mức độ đau nhức vẫn nằm ở mức bệnh nhân có thể chịu được. Những cơn đau cũng không quá dài.

3.2 Cơ địa tùy người

Cơ địa của mỗi người bệnh là không tương đồng hoàn toàn với nhau. Với những người cơ địa nhạy cảm, chỉ cần một động tác nhẹ cũng có thể khiến khó chịu. Ngược lại với những người cơ địa bình thường thì việc trám răng sẽ thường khôn gây nên sự khó chịu, đau nhức nào.

3.3 Vật liệu hàn trám

Tìm hiểu thêm: Các chất có khả năng ngăn ngừa ung thư

Trám răng sâu có đau không và những lưu ý

Vật liệu trám răng cũng là điều quyết định tới vấn đề trám răng sâu có gây đau đớn không

Đây là một trong những yếu tố mang tính quyết định tới vấn đề trám răng sâu có gây đau đớn không và độ bền của miếng trám như thế nào. Nếu như vật liệu được sử dụng có chất lượng đảm bảo thì trong quá trình trám ta sẽ thấy thoải mái hơn. Ngược lại, vật liệu sử dụng kém chất lượng sẽ gây nên tình trạng bị kích ứng, thiếu tương thích với khoang miệng.

3.4 Cơ sở nha khoa thực hiện

Để quá trình trám răng được thực hiện suôn sẻ, không bị đau nhức và hiệu quả cao thì việc chọn địa chỉ nha khoa thực hiện khá quan trọng. Thực hiện ở nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao sẽ đảm bảo hơn về quá trình thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, an toàn. Tình trạng đau nhức sẽ hạn chế tối đa.

4. Những lưu ý sau khi thực hiện hàn trám răng sâu

Trám răng sâu có đau không và những lưu ý

>>>>>Xem thêm: Đẻ mổ như thế nào?

Sau khi hàn răng, nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần tới gặp để bác sĩ kiểm tra ngay

Sau khi vừa thực hiện hàn răng sâu, người bệnh cần lưu ý:

– Kiêng ăn uống tối thiểu 2 tiếng để miếng trám được đông, cố định. Sau đó, người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, mát, mịn, ít tinh bột. Điều này để giúp miếng trám và răng có sự thích nghi tốt.

– Hạn chế thực hiện các hoạt động mạnh để tránh gây ảnh hưởng tới răng. Việc hoạt động mạnh có thể khiến miếng trám bị bong hoặc lệch.

– Quan sát, để những tình trạng sau khi hàn răng. Nếu có biểu hiện bất thường, người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

– Thực hiện chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng phù hợp. Bên cạnh đánh răng, người bệnh nên súc miệng nước muối để hỗ trợ làm sạch hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp cho vấn đề trám răng sâu có đau không. Cùng với đó là một số lưu ý sau khi thực hiện. Mọi người hãy lưu lại để áp dụng trong trường hợp cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *