Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt có tốt không?

Gạo lứt là một món ăn xuất hiện ngày càng phổ biến với những công dụng tuyệt vời của nó. Bởi đây là một loại gạo chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó có trào ngược dạ dày. Vậy thì cùng tìm hiểu các cách chữa trào ngược dạ dày ăn gạo lứt hiệu quả dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt có tốt không?

1. Thành phần và công dụng của gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo được xay xát dối, chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài và giữ nguyên lớp vỏ cám rất giàu dinh dưỡng.

Thành phần của gạo lứt bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng như: Tinh bột, đạm, xơ, chất béo, magie, canxi, sắt, selen mangan, sắt, kẽm, phốt pho, kali cùng rất nhiều vitamin như vitamin B1, B3, B6, E, K…

Dưới đây là 4 loại gạo lứt phổ biến nhất:

– Gạo lứt tẻ: Là loại gạo trắng được xay xát dối, chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài và giữ nguyên vỏ cám.

– Gạo lứt nếp: Bao gồm các loại nếp phổ biến như nếp Thái Bình, nếp hương, nếp than, nếp ngỗng, nếp cái hoa vàng.

– Gạo lứt đỏ: Là loại gạo được trồng hữu cơ, thích hợp với người ăn chay, ăn kiêng.

– Gạo lứt đen: Là loại gạo rất tốt cho sức khỏe. Tuy hàm lượng chất xơ, hợp chất thực vật cao nhưng lại có lượng đường thấp.

Nhìn chung, gạo lứt là loại gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao. Việc áp dụng phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng gạo lứt không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp ngăn chặn sự nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và các phản ứng gây hại trong cơ thể gây ra.

Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt có tốt không?

Việc áp dụng phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng gạo lứt không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp ngăn chặn sự nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và các phản ứng gây hại trong cơ thể gây ra.

2. Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt có tốt không

Gạo lứt là một loại gạo có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt là loại gạo này giúp duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ chữa bệnh trào ngược dạ dày.

Các kết quả nghiên cứu khoa học về phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng gạo lứt đã chứng minh rằng:

– Lớp cám ngoài của gạo lứt giúp ngăn chặn được axit dịch vị thẩm thấu vào thành dạ dày, nhờ đó mà bảo vệ niêm mạc dạ dày một cách tốt nhất.

– Bên cạnh đó, các chất trong gạo lứt có tác dụng cải thiện các chứng táo bón và viêm ruột kết, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

– Việc ăn gạo lứt mỗi ngày sẽ góp phần hỗ trợ chức năng dạ dày để chống lại các tổn hại bên trong.

– Chữa trào ngược dạ dày bằng gạo lứt là một phương pháp tự nhiên rất an toàn, không sợ gây những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh .

3. Cách hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày bằng gạo lứt

Sử dụng gạo lứt sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược và không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Do vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời người bệnh nên thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị bệnh trào ngược kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Bị trào ngược dạ dày lâu năm: Chớ coi thường

Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt có tốt không?

Gạo lứt kết hợp với lá ổi cũng là một vị thuốc dân gian có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh trào ngược dạ dày.

3.1. Cháo gạo lứt

Cháo gạo lứt ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp cải thiện được triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Đây là một món ăn thực hiện đơn giản và có thể làm ngay tại nhà.

Nguyên liệu: gạo lứt, táo tàu khô, đường cát, khoai lang (có thể thay thế bằng khoai mỡ hay khoai môn đều được).

Cách thực hiện như sau:

– Vo gạo sạch. Sau đó cho thêm nước vừa đủ để nấu thành cháo.

– Khoai bỏ vỏ rửa sạch rồi cắt thành miếng vuông vừa ăn.

– Táo tàu rửa sạch rồi để ráo.

– Khi cháo đã chín thì cho khoai và táo tàu vào đun trong 15 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn và đun thêm 5 phút thì tắt bếp.

– Nếu người bệnh ăn món ăn món này kiên trì sau 1 tháng sẽ thấy bệnh được chuyển biến rất tích cực.

3.2. Sữa gạo lứt

Sữa gạo lứt là một loại đồ uống thơm ngon, vừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

Làm sữa gạo lứt để chữa bệnh rất đơn giản theo cách như sau:

– Cho gạo lứt lên chảo rang với lửa nhỏ đến khi gạo có mùi thơm và hơi ngả màu vàng thì dừng lại.

– Cho thêm nước vào gạo nấu đến khi nở ra thì thêm chút đường phèn vào sao cho vừa với khẩu vị.

– Tiếp đến vớt gạo sang chiếc nồi khác và nấu cho đến khi gạo nhừ hẳn. Sau đó lọc bỏ phần bã cho thêm sữa tươi vào đun sôi là được.

Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt có tốt không?

>>>>>Xem thêm: Coi chừng bệnh viêm ruột thừa ở trẻ

Sữa gạo lứt là một loại đồ uống thơm ngon, vừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

3.3. Trà gạo lứt

Trà gạo lứt với mùi hương dễ chịu, dễ uống sẽ giúp bạn giảm cơn đau dạ dày bất cứ khi nào.

Hiện nay trên thị trường có bán cả loại trà gạo lứt đóng hộp hoặc bạn có thể tự chế biến tại nhà theo cách như sau:

– Lấy một nắm gạo lứt đem đi rang với lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi gạo chuyển màu và có mùi thơm thì tắt bếp.

– Sau đó ủ gạo lứt vừa rang trong một chiếc khăn sạch khoảng 30 phút để gạo chín rồi cất dùng dần.

– Mỗi lần dùng lấy một lượng nhỏ sau đó hãm thành trà và uống.

4. Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày ăn gạo lứt

Gạo lứt mang đến nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe tuy nhiên bạn nên sử dụng đúng cách và đúng liều lượng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Khi áp dụng chữa trào ngược dạ dày bằng gạo lứt người bệnh cần chú ý một số điều như sau:

– Thời gian đầu khi sử dụng gạo lứt thì không nên ăn đồ quá mặn bởi như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe.

– Những trường hợp như người vừa ốm dậy, người có hệ tiêu hóa kém, bị huyết áp thì không nên ăn gạo lứt mỗi ngày.

– Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể ngâm gạo trước khi chế biến để gạo nhanh chín hơn.

– Mỗi tuần chỉ nên từ 2 đến 3 lần gạo lứt, nếu ăn quá nhiều khiến cơ thể dư thừa chất xơ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

– Nếu trong quá trình sử dụng gạo lứt, cơ thể có triệu chứng lạ thì nên dừng sử dụng và đi khám bác sĩ ngay.

Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt là phương pháp giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó người bệnh nên kết hợp chế độ rèn luyện sức khỏe và sinh hoạt hợp lý để hạn chế tình trạng bệnh tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *