Trào ngược dạ dày biểu hiện chẩn đoán và điều trị 

Bệnh trào ngược dạ dày rất phổ biến ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Trào ngược dạ dày biểu hiện chính thường gặp là ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, khó nuốt,… Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng bệnh cũng như phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách.

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày biểu hiện chẩn đoán và điều trị 

1. Bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn được biết đến với tên gọi trào ngược axit dạ dày thực quản. Đây là loại bệnh tiêu hóa rất phổ biến có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ (thường gặp nhiều hơn ở người lớn). Theo thống kê, có khoảng 10-20% người lớn bị trào ngược dạ dày thực quản ít nhất 1 lần trong đời.

Nguyên nhân chính dẫn tới trào ngược dịch vị ở dạ dày đến từ sự suy giảm chức năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Chế độ ăn không khoa học chính là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng xấu đến cơ thắt thực quản. Điều này lý giải vì sao trào ngược dạ dày thực quản thường gặp phải ở những người ăn nhiều chất béo, cafein, uống nhiều rượu bia và nước ngọt có gas,…

Trào ngược dạ dày biểu hiện chẩn đoán và điều trị 

Trào ngược dạ dày thực quản làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Những biểu hiện nhận biết về trào ngược dạ dày

Dưới đây là những triệu chứng, biểu hiện thường gặp ở người trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý để nhanh chóng phát hiện bệnh.

2.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Trào ngược dạ dày biểu hiện rõ ràng nhất là ợ. Trong đó:

– Ợ hơi thường xuyên gặp phải nhất.

– Ợ nóng là cảm giác nóng rát đi từ dạ dày (vùng thượng vị) lan nhanh lên cổ.

– Ợ chua thường đi kèm cùng ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua chua trong miệng.

Trào ngược dạ dày biểu hiện ợ hơi, ợ nóng, ợ chua thường xuất hiện khi bạn ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, khi nằm ngủ nhất là vào ban đêm.

2.2. Biểu hiện trào ngược dạ dày tiếp theo là buồn nôn, nôn

Sự trào ngược của axit từ dạ dày lên họng hoặc miệng sẽ kích thích họng miệng gây ra cảm giác buồn nôn.

Tình trạng buồn nôn, nôn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày nhưng thường nặng nhất là vào ban đêm, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vì tư thế ngủ dễ gây ra trào ngược và khi ngủ hệ thần kinh phó giao cảm sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn.

Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày kiêng ăn gì?

Trào ngược dạ dày biểu hiện chẩn đoán và điều trị 

Trào ngược dạ dày biểu hiện thường nặng hơn về đêm, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.

2.3. Đau tức ngực thượng vị

Đau tức ngực vùng thượng vị là cảm giác như bị đè ép, thắt ở ngực. Đau từ bụng xuyên ra sau lưng và cánh tay.

Nguyên nhân là do axit dạ dày trào ngược lên sẽ kích thích vào các đầu mút thần kinh trên bề mặt niêm mạc ở thực quản. Khi cơ quan cảm ứng đau sẽ ra tín hiệu như đau ngực. Trong trường hợp này, bạn cần tránh nhầm lẫn với các bệnh lý tim mạch và phổi khi có cùng triệu chứng.

2.4. Khó nuốt là biểu hiện trào ngược dạ dày

Khi trào ngược dạ dày thực quản xảy ra với tần suất lớn sẽ gây phù nề, sưng tấy và làm thu hẹp đường kính thực quản. Điều này khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt và vướng ở cổ.

2.5. Khản giọng và ho

Trào ngược axit lên thực quản khiến dây thanh quản dần bị tổn thương, phù nề. Điều này khiến người bệnh bị khản giọng, mất giọng. Lâu ngày, người bệnh sẽ chuyển ho nhiều do dịch viêm chảy nhiều xuống thanh phế quản.

2.6. Miệng tiết nhiều nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt là loại cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng để trung hòa bớt lượng axit dạ dày trào lên.

3. Tiến hành thăm khám sớm và chẩn đoán đúng bệnh

Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ bệnh kể trên, bạn cần chủ động thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để nhanh chóng được chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Sau khi thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Hiện nay, có 4 phương pháp chẩn đoán trào ngược thực quản phổ biến được áp dụng như sau:

3.1. Nội soi dạ dày thực quản

Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược thực quản, viêm loét thực quản, xuất huyết và hẹp thực quản. Thông qua kết quả hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên độ dài của các vết xước ở niêm mạc cùng với phạm vi mà nó lan rộng để kết luận về mức độ tổn thương thực quản.

Trào ngược dạ dày biểu hiện chẩn đoán và điều trị 

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm loét hang vị dạ dày

Nội soi đường tiêu hóa trên giúp phát hiện các bất thường và bệnh lý ở dạ dày và thực quản.

3.2. Chụp X quang thực quản

Chụp X quang thực quản là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn và được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Người bệnh có các biểu hiện triệu chứng của trào ngược dạ dày trên lâm sàng.

– Bác sĩ nghi ngờ người bệnh có các biến chứng teo hẹp thực quản, loét thực quản hoặc nghi ngờ thoát vị hoành.

3.3. Đo áp lực nhu động thực quản

Tiến hành đo áp lực nhu động thực quản để đánh giá chức năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới và các cơ thắt khác ở thực quản. Đo áp lực nhu động thực quản được chỉ định trước và sau khi phẫu thuật trào ngược hoặc ở những ca bệnh trào ngược không đáp ứng yêu cầu điều trị. Phương pháp này giúp bác sĩ loại trừ về các rối loạn vận động thực quản hiếm gặp.

3.4. Đo pH thực quản 24h

Đo pH thực quản 24h được xem là phương pháp tiêu chuẩn trong chẩn đoán xác định trào ngược dạ dày thực quản. Phương pháp dựa trên số cơn trào ngược acid dạ dày lên hầu họng trong 24 giờ, chỉ số pH hầu họng để kết luận bệnh. Công cụ này giúp xác định chính xác, nhanh chóng về tình trạng trào ngược acid, acid yếu hoặc kiềm ở dạng dịch hoặc khí dung lên vùng mũi, họng và khí quản.

4. Điều trị trào ngược dạ dày

Theo đánh giá từ các chuyên gia, bệnh trào ngược dạ dày là bệnh lý điều trị khó khăn do nguy cơ tái phát bệnh rất cao (tỷ lệ tái phát bệnh lên tới 70% trong 1 năm đầu). Việc điều trị trào ngược dạ dày cần thực hiện đúng phác đồ, người bệnh tuân thủ kết hợp song song điều trị bằng thuốc cùng điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Người bệnh lưu ý không tự mua thuốc điều trị khi không có chỉ định từ bác sĩ. Nhiều người chọn mua thuốc điều trị triệu chứng thay vì thăm khám chuyên khoa. Điều này có thể khiến trào ngược âm thầm phát triển nặng hơn vì không được điều trị đúng căn nguyên bệnh.

Trên hết, người bệnh cần nhận biết sớm về trào ngược dạ dày biểu hiện để chủ động thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh. Khi đã có phác đồ điều trị chuẩn, người bệnh tuân thủ thực hiện nghiêm túc để xử lý trào ngược hiệu quả, nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *