Trào ngược dạ dày khiến cho người bệnh cảm thấy đau tức ngực, ợ chua, buồn nôn. Để điều trị cần uống thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Vậy trào ngược dạ dày có cần nội soi không?
Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày có cần nội soi không – Cách điều trị thế nào?
1. Hiểu về bệnh trào ngược dạ dày
1.1. Trào ngược dạ dày là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày là một rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến vòng cơ giữa thực quản và dạ dày (gọi là cơ vòng thực quản dưới). Một trong những triệu chứng điển hình có thể gặp phải là bị ợ chua hoặc khó tiêu do axit.
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày chảy ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản và gây ra các triệu chứng trào ngược. Nếu tình trạng trào ngược axit thường xuyên xảy ra, với tần suất 2 lần trở lên mỗi tuần thì được xem là bệnh trào ngược dạ dày.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng trào ngược dạ dày thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, một số người có thể sẽ phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Bệnh nhân được bác sĩ của Thu Cúc TCI khám dạ dày.
1.2. Trào ngược dạ dày do đâu?
Trong quá trình tiêu hóa bình thường, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn vào dạ dày. Sau đó, nó đóng lại để ngăn thức ăn và dịch vụ có tính axit trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới yếu hoặc giãn ra, cho phép các chất trong dạ dày đi ngược lên thực quản.
Trào ngược dạ dày có thể đến từ một số lý do như: thừa cân hoặc béo phì, phụ nữ đang trong thai kỳ, mắc các bệnh về mô liên kết như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì hoặc lupus.
Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh có thể khiến tình trạng trào ngược axit nặng hơn nếu bạn đã mắc bệnh này. Bởi vậy nếu bị trào ngược dạ dày, bạn nên hạn chế:
– Hút thuốc
– Một số loại thực phẩm và đồ uống: sô cô la, đồ ăn béo, đồ ăn chiên dầu, cà phê, rượu.
– Ăn quá no
– Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc kháng đau – giảm viêm aspirin.
Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ MRI: Ưu nhược điểm, khi nào chụp?
Bác sĩ tư vấn kết quả sau khi bệnh nhân kiểm tra dạ dày.
2. Các triệu chứng phát hiện trào ngược dạ dày
Triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày là ợ nóng (khó tiêu do axit). Bạn thường có cảm giác như đau tức ngực, bắt đầu từ sau xương ức và di chuyển lên cổ, họng. Nhiều người bệnh mô tả có cảm giác như thức ăn trào ngược vào miệng, để lại vị chua.
Cảm giác nóng rát hoặc đau do ợ chua có thể kéo dài 2 tiếng, đặc biệt là cảm giác đau thể hiện rõ hơn sau khi ăn. Nằm hoặc cúi cũng có thể dẫn đến ợ nóng. Nhiều người cảm thấy dễ chịu hơn khi đứng thẳng hoặc uống thuốc kháng axit loại bỏ axit ra khỏi thực quản.
Ngoài cơn đau tức ngực, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy: buồn nôn hoặc nôn, hôi miệng, khó thở, khó nuốt, mòn men răng, vướng ở cổ họng. Nếu bị trào ngược axit mãn tính, bạn cũng có thể bị ho kéo dài, viêm thanh quản, cản trở giấc ngủ, xuất hiện các triệu chứng hen suyễn hoặc bệnh hen suyễn trở nặng hơn.
3. Điều trị trào ngược dạ dày
Các phương pháp điều trị nhằm mục đích giảm lượng trào ngược hoặc giảm bớt tổn thương niêm mạc thực quản do bị trào ngược. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để chữa bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm tình trạng này bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống:
– Tránh thực phẩm và các loại đồ uống gây kích thích: tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới như sô cô la, bạc hà, caffeine, đồ uống có cồn. Bạn cũng nên cân đối khi dùng các loại thực phẩm, đồ uống gây kích ứng phần niêm mạc thực quản đã bị tổn thương, chẳng hạn như hoa quả và nước trái cây họ cam, quýt, các sản phẩm từ cà chua và hạt tiêu.
– Ăn các bữa nhỏ: việc này cũng giúp kiểm soát các triệu chứng. Ngoài ra, ăn các bữa ít nhất 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ để axit trong dạ dày giảm xuống. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhai chậm, nhai kỹ thức ăn.
– Ngừng hút thuốc vì thuốc lá làm yếu phần cơ vòng thực quản dưới.
– Hạn chế mặc quần áo bó vì trang phục ôm sát làm o ép, gây khó chịu cho vùng phần thực quản.
4. Trào ngược dạ dày có cần nội soi không? – Thắc mắc của nhiều bệnh nhân
Nội soi dạ dày được chỉ định thực hiện để phát hiện và điều trị các bệnh: viêm loét dạ dày, đau thượng vị, chảy máu dạ dày, lấy dị vật trong đường tiêu hóa, tầm soát ung thư…
>>>>>Xem thêm: Giúp bạn trả lời câu hỏi siêu âm ở đâu tốt?
Nội soi dạ dày có phương pháp gây mê giúp bệnh nhân tránh được cảm giác đau, lo lắng trong quá trình thực hiện.
Nội soi dạ dày được thực hiện khi người bệnh có các biểu hiện: đau vùng xương ức, đau dạ dày, thường xuyên ợ chua, chậm tiêu, buồn nôn hoặc nôn, khó nuốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu… Bởi vậy, trào ngược dạ dày cũng có thể cần nội soi nếu bác sĩ yêu cầu.