Trào ngược dạ dày khạc ra máu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trào ngược dạ dày khạc ra máu là tình trạng nguy hiểm gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Đồng thời đây cũng là dấu hiệu cảnh báo mức độ bệnh cần can thiệp thăm khám, điều trị ngay. Hiện tượng trào ngược khạc ra máu này xuất phát từ đâu, hãy cùng đi tìm lời đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày khạc ra máu: Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Triệu chứng trào ngược dạ dày ở từng giai đoạn

1.1. Giai đoạn khi mới bắt đầu trào ngược dạ dày khạc ra máu

Ở giai đoạn trào ngược dạ dày mới bắt đầu người bệnh có thể gặp những triệu chứng đơn giản như:

– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

– Buồn nôn và nôn.

– Cảm giác khó nuốt.

– Đau tức ngực.

– Miệng tiết nhiều nước bọt

– Đắng miệng.

– Ho khan, có đờm, giọng khàn.

1.2. Giai đoạn nặng hơn

Ở giai đoạn này các triệu chứng trào ngược sẽ nặng hơn vì vậy người bệnh cần lưu ý và thăm khám sớm.

– Chán ăn, cơ thể mệt mỏi.

– Suy nhược, suy dinh dưỡng.

– Sụt cân nhanh và đột ngột.

– Mất đi cảm giác thèm ăn.

– Cổ họng bị nghẹn.

– Viêm lưỡi, lưỡi trắng.

– Cảm thấy khó thở.

– Rối loạn nhịp tim.

Trào ngược dạ dày khạc ra máu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ở giai đoạn này các triệu chứng trào ngược sẽ nặng hơn vì vậy người bệnh cần lưu ý và thăm khám sớm.

1.3. Giai đoạn nghiêm trọng trào ngược khạc ra máu

Ở giai đoạn này các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chán ăn. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu này người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay:

– Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, cảm giác chán ăn.

– Khạc ra máu hoặc nôn ra máu.

– Da tái và nhợt nhạt.

– Đau dữ dội vùng thượng vị.

– Đi ngoài có phân màu đen.

2. Nguyên nhân do đâu trào ngược dạ dày khạc ra máu?

Khi dịch vị acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản sẽ gây ra tình trạng viêm loét và gây tổn thương. Mức độ tổn thương này sẽ phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc của thực quản với acid dạ dày. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và không được điều trị dứt điểm thì thực quản sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:

– Nhiễm khuẩn.

– Viêm loét.

– Chảy máu ở nhiều vị trí khác.

Lúc này máu từ những vết viêm loét trong thực quản sẽ đi theo dịch vị acid dư thừa lên vùng cổ họng và người bệnh khạc ra bên ngoài. Máu lúc này sẽ có màu sậm đi kèm với một ít thức ăn. Trào ngược dạ dày khạc ra máu thường xuất hiện ở giai đoạn nặng. Khi trào ngược dạ dày đã ở cấp độ báo động như vậy thì người bệnh cần điều trị khẩn cấp để tránh những biến chứng nguy hiểm như: barrett thực quản, ung thư vòm họng, ung thư thực quản.

Trong trường hợp không được điều trị sớm thì những vết loét này ngày càng trở nên nghiêm trọng và xuất huyết nhiều hơn. Lúc này thậm chí người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc có lẫn máu trong phân khi đi ngoài. Thời điểm này cần lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu để cầm máu tránh tình trạng xuất huyết quá nhiều đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng cấp tính thường gặp ở mọi đối tượng

Trào ngược dạ dày khạc ra máu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người bệnh bị trào ngược dạ dày khạc ra máu thường xuất hiện ở giai đoạn nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

3. Giải đáp: Trào ngược dạ dày khạc ra máu nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày khạc ra máu được coi như hồi chuông báo động cho sức khỏe của người bệnh. Lúc này tình trạng trào ngược dạ dày có thể đã biến chứng và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh:

– Viêm loét dạ dày nặng đi kèm với hiện tượng đi ngoài ra máu.

– Hệ hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Khàn tiếng, mất giọng, thở khó, hen suyễn, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, nghẹn cổ họng…

– Thậm chí người bệnh có nguy cơ cao bị ung thư thực quản.

4. Khắc phục bệnh trào ngược dạ dày khạc ra máu

Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh lý rất dễ tái phát, bệnh thường diễn ra âm thầm và khó điều trị dứt điểm nên dễ trở nặng nếu chủ quan không thăm khám. Vậy nên, để khắc phục bệnh trào ngược dạ dày khạc ra máu người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

4.1. Thăm khám, điều trị và không chủ quan khi rào ngược dạ dày khạc ra máu

Tình trạng trào ngược dạ dày khạc ra máu là biểu hiện tình trạng bệnh đã ở giai đoạn nặng, do vậy bạn cần:

–  Lập tức thăm khám chuyên khoa tiêu hóa, làm các xét nghiệm theo chỉ định để xác định chính xác mức độ bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi người bệnh.

– Tuân thủ theo phác đồ và đơn thuốc của bác sĩ đưa ra, uống đúng liều và đúng thời gian.

– Tuân thủ theo đúng các chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ.

– Đặc biệt hãy chia sẻ cho bác sĩ biết về tình trạng và các dấu hiệu bệnh mà bản thân đang gặp phải.

Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai thực hiện các kỹ thuật thăm dò rối loạn vận động và chức năng đường tiêu hóa gồm có:

– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.
– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ.

4.2. Chế độ ăn uống khoa học khi trào ngược dạ dày khạc ra máu

– Không sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích, đồ uống có gas.

– Tập thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ, ăn với lượng vừa đủ.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn chính và ăn thành nhiều lần trong ngày.

– Tập ăn chậm và nhai kỹ.

– Hạn chế sử dụng thực phẩm gây tăng tiết dịch vị như: đu đủ xanh, trái cây có chứa axit,..

– Người trào người tránh tuyệt đối ăn đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ.

– Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, trái cây tươi, rau củ quả, đạm dễ tiêu hóa,…

Trào ngược dạ dày khạc ra máu: Nguyên nhân và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Vạch mặt thủ phạm đứng sau bệnh ung thư dạ dày đại tràng 

Người bệnh nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, trái cây tươi, rau củ quả, đạm dễ tiêu hóa,…

4.3. Xây dựng và cân bằng chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý

– Hạn chế làm việc vào đêm muộn hoặc thức làm việc quá khuya.

– Không mặc quần áo quá chật, bó sát vào cơ thể

– Luôn giữ cân nặng ở mức ổn định

– Sử dụng gối cao đầu trong khi ngủ để giúp làm giảm triệu chứng trào ngược

– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tối thiểu 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tập từ 20 – 30 phút.

– Giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng xảy ra.

Trào ngược dạ dày khạc ra máu là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu xuất huyết nhưng không được cấp cứu xử lý kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nguy hiểm này, vì vậy ở giai đoạn đầu người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị để kiểm soát kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *