Trào ngược dạ dày là bệnh lý gây nhiều cản trở trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là khi ngủ. Trường hợp người bệnh nằm ngủ sai cách cũng sẽ khiến các dấu hiệu của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nhiều người thắc mắc trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào là tốt nhất? Mời bạn cùng tham khảo các thông tin dưới đây để giấc ngủ được kéo dài và ngon hơn.
Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào?
1. Tại sao trào ngược dạ dày thường đau hơn về đêm?
Vào ban đêm, khi ngủ thì dạ dày của bạn vẫn co bóp và dịch vị acid trong dạ dày sẽ sản sinh. Đặc biệt nó sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vào bữa tối.
Bên cạnh đó, khi nằm thực quản và dạ dày của bạn sẽ ngang bằng nhau nên sẽ khiến axit trong dạ dày dễ đẩy lên thực quản gây ra tình trạng trào ngược. Nếu để xảy ra kéo dài sẽ gây ra những hậu quả cho người bệnh như: viêm loét thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản…
2. Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào là tốt nhất
2.1. Nên nằm ở tư thế ngửa
– Nằm ngửa kết hợp với gối cao đầu là một tư thế ngủ tốt cho những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Đặc biệt là đối với người đang gặp tình trạng trào ngược dạ dày.
– Nằm ngửa và gối đầu cao sẽ giúp dạ dày của bạn nằm thấp hơn thực quản. Hạn chế tối đa khả năng acid dạ dày hay thực phẩm không xảy ra tình trạng bị trào ngược.
– Đối với những trường hợp người bệnh bị trào ngược nặng hơn về đêm. Cách tốt nhất là kê 2 chân giường phía trên đầu cao lên khoảng 25-30cm. Đây là phương pháp cực hiệu quả trong việc góp phần hạn chế tình trạng trào ngược.
– Bên cạnh đó, việc nằm ngửa giúp cột sống luôn được duỗi thẳng. Giúp các vết thương, chấn thương hoặc bệnh mãn tính đang có trên cơ thể được giảm đau một cách đáng kể.
Nằm ngửa kết hợp với gối cao đầu là một tư thế ngủ tốt cho những người đang bị trào ngược
2.2. Nên nằm nghiêng sang bên trái
– Đây là tư thế được các chuyên gia khuyến khích nên áp dụng đối với người đang mắc bệnh lý trào ngược dạ dày. Bởi lúc này, dạ dày và tuyến tụy được nằm ở vị trí tự nhiên thấp hơn so với thực quản. Từ đó giúp ngăn ngừa được sự trào ngược khá hiệu quả.
– Bên cạnh đó, việc nằm nghiêng bên trái giúp quá trình vận chuyển chất thải diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa.
– Nằm nghiêng bên trái còn góp phần hạn chế tối đa chứng trào ngược của acid dạ dày lên thực quản – nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ợ nóng.
– Bên cạnh đó, ngủ nghiêng bên trái còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như giảm hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Từ đó cải thiện một giấc ngủ tốt nhất cho người bệnh.
3. Những tư thế nằm ngủ nên tránh khi bị trào ngược dạ dày
3.1. Nằm nghiêng sang phải
Nằm nghiêng bên phải dễ khiến nguy cơ trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn khi ngủ. Bởi lúc này triệu chứng ợ chua, ợ nóng sẽ xuất hiện với tần suất nhiều và rõ rệt hơn. Với tư thế nằm nghiêng bên phải sẽ khiến da dày sẽ nằm phía trên cuống họng và thực quản. Từ đó sẽ gây tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cho cơ vòng giãn mở đột ngột. Dễ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm.
Nằm nghiêng bên phải dễ khiến nguy cơ trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn khi ngủ
3.2. Nằm úp
Đối với những người bị trào ngược dạ dày thì không nên chọn tư thế này để nằm ngủ. Bởi nó sẽ tạo áp lực lên dạ dày khiến dịch vị acid hoặc thức ăn dễ dàng trào ngược lên thực quản.
Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh tiêu chảy cấp trong mùa hè
Trào ngược dạ dày không nên nằm úp sẽ khiến dịch vị acid hoặc thức ăn dễ dàng trào ngược lên thực quản
4. Lưu ý khi nằm ngủ đối với người bị trào ngược dạ dày
Trên đây là những tư thế ngủ nên và không nên đối với người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, để quá trình điều trị bệnh được diễn ra tốt nhất thì người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày. Dưới đây là những lưu ý khi nằm ngủ đối với người bị trào ngược dạ dày:
– Người bệnh không nên ăn no trước khi ngủ khoảng 3-4 tiếng đồng hồ.
– Khi đi ngủ nên lựa chọn những bộ quần áo rộng và thoáng mát với chất vải mềm mịn để giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
– Kê gối hoặc đầu giường lên cao khoảng 25-30cm.
– Không nên kê gối quá cao vì có thể sẽ gây ra áp lực chèn ép lên vùng bụng và dạ dày.
– Người bệnh đang trong quá trình điều trị bệnh tuyệt đối không nên thức khuya. Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi sao cho phù hợp nhất. Hạn chế tối đa tình trạng stress trong cuộc sống hằng ngày.
– Sau ăn khoảng 2 tiếng có thể vận động nhẹ nhàng hoặc đi bộ.
– Không nên ngủ trưa sau 15h. Bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
– Hãy giữ tinh thần thoải mái nhất trước khi đi ngủ.
– Giữ môi trường trong phòng ngủ luôn sạch sẽ. Hãy để không gian tĩnh lặng, tắt đèn, tivi trước khi đi ngủ. Không nên để tiếng ồn làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, hậu quả của trào ngược dạ dày khó thở
Giữ môi trường trong phòng ngủ luôn sạch sẽ
5. Các biện pháp phối hợp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
Một số phương pháp được kết hợp nhằm giảm thiểu tối đa hiện tượng trào ngược dạ dày:
– Về thực phẩm ăn hằng ngày, người bệnh nên tránh chế biến các thức ăn nhiều dầu mỡ, hàm lượng chất béo cao, đồ chiên rán. Bởi việc sử dụng các đồ ăn này sẽ khiến đầy bụng, dễ gây ra các cơn ợ chua, ợ hơi.
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành các bữa ăn nhỏ, nhẹ. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, không nên nhai nhanh nuốt vội hoặc ăn các đồ cay nóng.
– Tập luyện cho bản thân một khoảng thời gian ăn và ngủ hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
– Tuyệt đối không được bỏ bữa. đặc biệt là các bữa sáng và trưa.
– Sau khi ăn ít nhất 3 tiếng thì mới được nằm.
– Hạn chế các loại đồ uống có ga, có cồn, các chất kích thích,…
Trên đây là bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào? Qua đó hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và biết được các phương pháp nằm hỗ trợ và cải thiện triệu chứng bệnh một cách tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.