Trào ngược dạ dày nặng: Triệu chứng biểu hiện và cách chẩn đoán

Trào ngược dạ dày, hay còn gọi là trào ngược axit, là một tình trạng phổ biến mà trong đó axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Trào ngược dạ dày nặng là một giai đoạn phức tạp hơn của bệnh, đòi hỏi sự chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các hậu quả lâu dài. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về triệu chứng biểu hiện và cách chẩn đoán trào ngược dạ dày nặng.

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày nặng: Triệu chứng biểu hiện và cách chẩn đoán

1. Thế nào là trào ngược dạ dày nặng?

Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là tình trạng axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Bệnh lý này rất phổ biến, gây ra các triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Theo hệ thống phân loại Los Angeles (LA), bệnh phát triển qua các cấp độ A, B, C, D với mức độ từ nhẹ đến nặng.

Tùy vào mức độ trào ngược mà mức độ tổn thương ở thực quản và các triệu chứng biểu hiện có thể từ nhẹ đến nặng.

– Trào ngược dạ dày nhẹ: Triệu chứng ợ nóng và ợ chua xuất hiện thỉnh thoảng, thường liên quan đến một số loại thực phẩm hoặc thói quen ăn uống.

– Trào ngược dạ dày trung bình: Triệu chứng ợ nóng và ợ chua xảy ra thường xuyên hơn, có thể xuất hiện hàng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Trào ngược dạ dày nặng: Triệu chứng ợ nóng, ợ chua, và khó nuốt diễn ra liên tục, gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thực quản, loét thực quản hoặc Barrett thực quản.

Trào ngược dạ dày nặng: Triệu chứng biểu hiện và cách chẩn đoán

Trào ngược dạ dày có thể tiển triển từ nhẹ đến nặng. Trong đó, ở giai đoạn nặng các triệu chứng diễn ra liên tục, phức tạp, gây khó chịu và biến chứng.

2. Triệu chứng biểu hiện của trào ngược dạ dày nặng

Các triệu chứng phổ của trào ngược dạ dày giai đoạn nặng gồm các triệu chứng cơ bản của trào ngược nhưng với tần suất nhiều hơn hoặc kèm các biểu hiện khi bệnh đã có biến chứng:

2.1 Ợ nóng – Thường xảy ra liên tục ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nặng

Ợ nóng là triệu chứng chính của trào ngược dạ dày và thường được mô tả là cảm giác nóng rát ở giữa ngực, ngay sau xương ức. Cảm giác này thường trở nên tồi tệ hơn khi nằm xuống hoặc cúi người.

2.2 Ợ chua

Ợ chua xảy ra khi axit dạ dày và thức ăn trào ngược lên thực quản và thậm chí lên đến miệng, gây ra cảm giác chua và khó chịu. Điều này có thể dẫn đến việc ho, khàn tiếng hoặc cảm giác có vật lạ trong cổ họng.

2.3 Đau ngực

Đau ngực do trào ngược dạ dày có thể bị nhầm lẫn với đau ngực do các vấn đề tim mạch, vì vậy việc phân biệt là rất quan trọng. Đau ngực do trào ngược thường có tính chất nóng rát và kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

2.4 Khó nuốt – Một triệu chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày nặng

Khó nuốt là một triệu chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày – thực quản nặng, xảy ra khi thực quản bị tổn thương và sưng tấy, làm cản trở việc nuốt thức ăn. Điều này có thể dẫn đến việc người bệnh cảm thấy đau hoặc khó khăn khi nuốt.

Tìm hiểu thêm: Người bị trào ngược dạ dày ăn yến được không?

Trào ngược dạ dày nặng: Triệu chứng biểu hiện và cách chẩn đoán

Khó nuốt có thể là một triệu chứng nặng của bệnh trào ngược dạ dày.

2.5 Ho mạn tính

Ho mạn tính, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sau bữa ăn, có thể là một triệu chứng của trào ngược dạ dày nặng. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể kích thích niêm mạc và gây ho.

2.7 Viêm thực quản

Viêm thực quản là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc thực quản do axit dạ dày. Triệu chứng của viêm thực quản bao gồm đau ngực, khó nuốt, và đôi khi xuất hiện máu trong nôn hoặc phân.

2.8 Khàn tiếng và viêm họng

Trào ngược dạ dày có thể gây ra tình trạng viêm họng và khàn tiếng, đặc biệt là vào buổi sáng. Điều này là do axit dạ dày kích thích và làm tổn thương niêm mạc họng và thanh quản.

Nếu không được điều trị, trào ngược dạ dày nặng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

– Viêm thực quản: Sưng và viêm thực quản do axit dạ dày gây tổn thương.

– Loét thực quản: Hình thành các vết loét ở thực quản, gây đau và khó nuốt.

– Hẹp thực quản: Thực quản bị hẹp lại do sẹo hình thành từ các vết loét.

– Barrett thực quản: Biến đổi tế bào lót ở thực quản, có thể dẫn đến ung thư thực quản.

3. Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày nặng

Ở giai đoạn nặng, các triệu chứng lâm sàng của trào ngược đã biểu hiện rõ ràng, giúp người bệnh có khả nặng tự nhân diện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các triệu chứng trào ngược cũng có thể xảy ra ở những người mắc các bệnh lý khác. Do đó việc chẩn đoán trào ngược dạ dày nặng vẫn đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp, bao gồm việc thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm chuyên sâu. Thông thường, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Điều này giúp xác định các yếu tố nguy cơ và hướng dẫn các phương pháp chẩn đoán cần thiết tiếp theo, bao gồm:

3.1 Đo pH thực quản 24 giờ

Đo pH thực quản là một trong những phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán trào ngược dạ dày. Phương pháp này đo nồng độ axit (dựa vào độ pH) trong thực quản trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 24 giờ), cùng với đó là sự ghi nhận tần suất và thời gian xảy ra các cơn axit trào ngược.

Một ống thông rất nhỏ sẽ được đưa qua mũi vào thực quản của bệnh nhân, kết nối với một thiết bị đeo bên ngoài. Trong suốt 24 giờ, máy sẽ ghi lại độ pH, số cơn trào ngược, mức độ trào ngược tại các thời điểm khác nhau. Quá trình này diễn ra đồng thời với việc bệnh nhân ghi chép lại từng hoạt động ăn, uống, nghỉ ngơi và thời điểm diễn ra các hoạt động đó. Sau 24 giờ, bệnh nhân quay lại bệnh viện để kiểm tra kết quả.

Đo pH thực quản được coi là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán GERD. Bệnh nhân bị trào ngược thường có AET>6%, hoặc AET 4-6% số cơn trào ngược 40-80. Đồng thời, đo pH thực quản còn giúp chẩn đoán phân biệt GERD và các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự GERD như tình trạng thực quản tăng nhạy cảm (AET

Phương pháp này đang được ứng dụng tại Bệnh viên ĐKQT Thu Cúc với hệ thống thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhiều trường hợp mắc bệnh trào ngược dạ dày và điều trị hiệu quả.

Trào ngược dạ dày nặng: Triệu chứng biểu hiện và cách chẩn đoán

>>>>>Xem thêm: 7 phương pháp cắt trĩ phổ biến hiện nay bạn cần biết

Đo pH trở kháng thực quản 24 giờ giúp theo dõi nồng độ axit dạ dày trong thực quản, số cơn và tính chất cơn trào ngược.

3.2 Đo áp lực thực quản

Một ống thông nhỏ gắn cảm biến được đưa vào thực quản qua mũi để ghi lại quá trình vận động, co bóp của thực quản ở mỗi nhịp nuốt, từ đó đánh giá hoạt động ở thực quản.

Đo áp lực thực quản là kỹ thuật thăm dò chức năng chuyên sâu giúp đánh giá các rối loạn chức năng của thực quản và vùng nối dạ dày thực quản như cơ thắt dưới thực quản. Điều này quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt như hẹp thực quản, viêm thực quản, chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị (Achalasia) và xác định triệu chứng tương tự GERD có phải do GERD hay nguyên nhân của trào ngược dạ dày, đặc biệt là ở những bệnh nhân có triệu chứng khó nuốt.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong số ít đơn vị y tế ở miền Bắc áp dụng kỹ thuật đo áp lực thực quản độ phân giải cao (HRM) vào chẩn đoán. Với hệ thống thiết bị được nhập khẩu từ Mỹ và đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, người bệnh có thể yên tâm về độ chính xác và an toàn khi thực hiện phương pháp này.

3.3 Nội soi dạ dày – thực quản

Nội soi dạ dày – thực quản cũng là phương pháp quan trọng để chẩn đoán trào ngược dạ dày. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ có gắn camera để quan sát trực tiếp niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng, từ đó xác định mức độ viêm, loét hoặc các tổn thương khác. Đây có thể là những biến chứng nghiêm trọng của tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, đặc biệt là ở giai đoạn nặng.

3.4 X-quang thực quản – dạ dày

Phương pháp này sử dụng chất cản quang (barium) để quan sát hình ảnh của thực quản và dạ dày trên X-quang. Nó giúp phát hiện các bất thường cấu trúc như hẹp thực quản hoặc thoát vị hoành, nhưng ít chính xác hơn so với nội soi.

3.5 Kiểm tra chức năng dạ dày

Kiểm tra chức năng dạ dày là đo thời gian dạ dày tiêu hóa và làm rỗng thức ăn. Điều này hữu ích để xác định các vấn đề liên quan đến chức năng tiêu hóa và chuyển hóa của dạ dày, có thể góp phần vào trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày nặng là một tình trạng y khoa nghiêm trọng, đòi hỏi sự chú ý và can thiệp y tế kịp thời. Các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau ngực, khó nuốt, ho mạn tính, viêm thực quản và khàn tiếng đều là những dấu hiệu cần được theo dõi cẩn thận. Việc chẩn đoán trào ngược dạ dày nặng cần sự kết hợp của nhiều phương pháp, từ thăm khám lâm sàng đến các chuyên sâu như đo pH thực quản, đo áp lực thực quản, nội soi,… Chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *