Bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bài viết dưới đây gợi ý danh sách thực phẩm người bệnh có thể tham khảo để bổ sung hoặc cắt bỏ khỏi bữa ăn hàng ngày nhằm kiểm soát, hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày.
Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì kiêng gì?
1. Dấu hiệu trào ngược dạ dày cần chú ý
1.1 Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ có thể là hiện tượng sinh lý bình thường sau mỗi lần bạn ăn no, uống nhiều chất kích thích, nước có gas… Tuy nhiên nếu ợ hơi, ợ nóng đi kèm với nhau và diễn ra trong thời gian dài thì có thể bạn đã mắc trào ngược dạ dày.
Tần suất ợ tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh có thể thấy xuất hiện triệu chứng bất cứ lúc nào: sau ăn, khi uống nước, khi cúi gập người, khi ngủ vào ban đêm…
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là dấu hiệu điển hình của trào ngược dạ dày thực quản.
2.2 Đau, nóng rát vùng thượng vị
Vùng thượng vị được xác định từ trên phía trên rốn đến sau xương ức. Điều này lý giải nguyên nhân nhiều người bệnh thường nhầm lẫn đau thượng vị với các cơn đau liên quan đến bệnh lồng ngực, tim mạch. Người bệnh khi nghi ngờ triệu chứng cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.
2.3 Đắng và hôi miệng
Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày, cùng với axit dịch vị, một phần dịch mật có thể bị đẩy lên vùng thực quản, hầu họng gây đắng miệng. Axit tiếp xúc thường xuyên với miệng, họng cũng có thể bào mòn lớp niêm mạc. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tạo mùi phát triển khiến hơi thở có mùi hôi.
2.4 Khó nuốt, nuốt nghẹn
Xảy ra ở hầu hết các trường hợp trào ngược mãn tính. Lúc này tại niêm mạc thực quản đã hình thành các mô sẹo, sẹo thực quản càng nhiều, càng dễ khiến người bệnh bị nuốt khó, nuốt nghẹn.
2.5 Khàn giọng và ho
Dây thanh quản tại ngã ba hầu họng có thể bị sưng viêm, phù nề nếu tình trạng trào ngược diễn ra thường xuyên. Điều này dẫn đến hiện tượng ho khan, khàn tiếng ở người bệnh.
2. Dinh dưỡng cho người bệnh mắc trào ngược
Người bệnh ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày cần đến bệnh viện thăm khám để được điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng cần được chú trọng vì nó có thể tác động trực tiếp đến quá trình điều trị. Vậy bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi bệnh, sau đây là một số gợi ý cho bạn.
2.1 Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?
Bánh mì, bột yến mạch
Với đặc tính khô, khả năng thấm hút dịch vị hiệu quả, ăn bánh mì/ bột yến mạch có thể làm giảm lượng axit dư thừa, từ đó giảm triệu chứng đau thượng vị.
Đỗ (đậu)
Các amino axit và hàm lượng chất xơ có trong các loại hạt họ đậu được chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng loại thực phẩm này vì có thể gây đầy hơi. Ngâm đâu qua đêm trước khi chế biến cũng là một cách hiệu quả để hạn chế vấn đề này.
Đạm dễ tiêu
Đạm dễ tiêu đến từ các loại thịt, cá lạc có hàm lượng protein cao trong khi chứa ít các chất béo là thực phẩm thân thiện với dạ dày, đồng thời góp phần trung hòa axit, hạn chế tình trạng trào ngược.
Sữa chua
Nguồn lợi khuẩn phong phú có trong sữa chua có khả năng cải thiện nhiều vấn đề tiêu hóa. Đối với trào ngược dạ dày, sữa chua được cho là giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng… Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột.
Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày gây sụt cân: Những điều bạn cần biết
Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì – Sữa chua là thực phẩm nổi tiếng hỗ trợ tiêu hóa
2.2 Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì – Những thực phẩm cần tránh
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Trong điều trị các bệnh tiêu hóa nói chung, trào ngược dạ dày nói riêng, việc tiêu thụ các thức ăn chứa chất béo độc hại như đồ chiên rán, bơ, phô mai, sốt kem… luôn được các bác sĩ khuyến cáo hạn chế tối đa. Loại thực phẩm này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới và gây ra trào ngược.
Cà phê, bia rượu, đồ uống có ga
Không chỉ làm tăng tiết axit dạ dày, các loại đồ uống này còn có thể gây giãn cơ vòng thực quản dưới, tiền đề cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nguy cơ càng cao khi người bệnh tiêu thụ càng nhiều.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Hạn chế sử dụng rượu bia hạn chế làm tăng axit gây trào ngược dạ dày.
Hoa quả có vị chua
Axit tự nhiên có trong một số loại trái cây có vị chua như: cam. quýt, bưởi… cũng có thể làm tăng tiết axit dạ dày. Người bệnh không cần tránh hoàn toàn nhưng cần cân nhắc tần suất ăn để không làm tăng nặng tình trạng trào ngược.
Các loại gia vị nồng, gắt
Tính nóng từ các loại gia vị như chanh, tỏi, ớt, tiêu, bạc hà… có thể kích thích niêm mạc dạ dày thực quản gây cảm giác nóng rát. Thói quen ăn nhiều gia vị cũng có thể tăng nặng các triệu chứng bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị.
2.3 Ăn như thế nào để tránh trào ngược?
Bên cạnh việc kiểm soát các thực phẩm đưa vào cơ thể, người bệnh cũng cần xây dựng thói quen ăn uống khoa học. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày là phương pháp hiệu quả giúp giảm áp lực lên dạ dày – thực quản, tránh tình trạng trào ngược. Người bệnh cũng nên chú ý ăn chậm nhai kỹ, tránh nằm ngay sau khi ăn hay ăn trước khi ngủ.
Bên cạnh đó, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực tập luyện thể thao: tập yoga, đi bộ, ngồi thiền. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ bằng việc nghe nhạc, hít thở sâu, nghỉ ngơi,…
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì kiêng gì” để cải thiện tình trạng bệnh. Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như một số thói quen trong sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình điều trị. Song, bệnh nhân cũng cần lưu ý thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị, không tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự tham vấn bác sĩ chuyên khoa, tránh làm tăng nặng tình trạng bệnh lý.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.