Trật khớp vai tái diễn càng trẻ càng dễ bị

Có khoảng 50-80% người trẻ tuổi (từ 15-35 tuổi) bị trật khớp vai tái diễn nhiều lần sau lần bị đầu tiên. Tỷ lệ này thấp hơn (chỉ khoảng 5-10%) ở người trên 40 tuổi.  Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn vì sao trật khớp vai lại dễ tái diễn ở người trẻ, hệ quả, cách xử trí và phòng ngừa trật khớp vai tái diễn.

Bạn đang đọc: Trật khớp vai tái diễn càng trẻ càng dễ bị

1. Nguyên nhân khiến trật khớp dễ tái phát

Trật khớp vai tái diễn hay còn gọi là trật khớp vai tái phát hoặc trật khớp vai tái hồi. Đây là tình trạng người bệnh sau khi bị trật khớp vai lần đầu lại tiếp tục bị trật khớp vai ở những lần tiếp theo (tái diễn). Có thể trật tái phát một hoặc nhiều lần.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây trật khớp vai tái diễn là do rách sụn viền bao quanh khớp vai từ những lần trật khớp vai trước đó. Khi người bệnh thực hiện các động tác quá tầm với, chơi thể thao, ngã chống tay, đập vai hoặc chấn thương trực tiếp vào vùng vai sẽ gây rách rộng thêm các cấu trúc sụn viền và dây chằng bao khớp. Càng về lâu về dài làm khuyết xương, gãy mảnh xương, rách gân cơ chóp xoay dẫn đến khớp vai lỏng lẻo và trật khớp càng dễ tái phát.

2. Trật khớp vai dễ tái diễn ở người trẻ tuổi

Có khoảng 50-80% người trẻ tuổi (từ 15-35 tuổi) bị trật khớp vai tái diễn nhiều lần sau lần bị đầu tiên.

Nguyên nhân là do người trẻ có nhu cầu hoạt động vai nhiều. Người trẻ là lực lượng lao động chính trong xã hội, tham gia và nhiều hoạt động như học tập, lao động, thể dục thể thao,… và cần cử động khớp vai nhiều. Nếu trong quá trình này, người bệnh thực hiện sai hoặc thực hiện với tần suất quá nhiều sẽ rất dễ bị trật khớp vai tái diễn. Bởi sau lần trật khớp vai đầu tiên sụn viền bao khớp ít nhiều cũng đã bị tổn thương.

Trật khớp vai tái diễn càng trẻ càng dễ bị

Người trẻ có nhu cầu hoạt động vai nhiều. Nếu trật khớp vai lần đầu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì rất dễ tái phát.

3. Hậu quả khi bị trật khớp vai

Trật khớp vai khiến khớp vai lỏng lẻo, mất chức năng và yếu lực ở vùng vai và cánh tay. Do đó người bị trật khớp vai có sức vận động sẽ kém hơn, đau vai và gặp khó khăn trong các hoạt động học tập, sinh hoạt, thể dục thể thao hàng ngày. Rất khó khăn khi thực hiện động tác giơ tay cao quá đầu.

Đặc biệt nếu trật khớp vai tái diễn nhiều lần còn gây thoái hóa khớp vai, giảm chức năng vai về sau. Bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh. Bởi bệnh nhân thường lo sợ bị trật khớp tiếp khiến họ ngại vận động, lo lắng về cảm giác đau.

4. Những điều cần làm và không nên làm khi bị trật khớp vai

4.1 Nên làm

Người bệnh nên dừng mọi hoạt động và giữ vai không di chuyển (cố định). Sau đó, hãy đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Nếu lần trật khớp vai đầu tiên không được điều trị kịp thời và đúng cách thì rất dễ gây trật khớp vai tái diễn.

Bạn có thể nắn trật khớp vai nhưng cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật.

Khi bị trật cần can thiệp càng sớm càng tốt để tránh làm co thắt cơ do đau.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc cố định khớp vai, tập phục hồi chức năng.

4.2 Không nên làm

Không tự điều chỉnh: Tránh tự cố gắng điều chỉnh hoặc nắn lại khớp vai, Vì điều này có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

Không bỏ qua triệu chứng: Đừng xem nhẹ triệu chứng và bỏ qua việc điều trị. Vì điều này có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài.

Không vận động mạnh: Tránh các hoạt động thể thao hoặc công việc đòi hỏi sức mạnh vai. Hãy đảm bảo điều này cho đến khi được bác sĩ cho phép.

Tìm hiểu thêm: Trước khi đăng ký gói khám sức khỏe cần tìm hiểu những gì?

Trật khớp vai tái diễn càng trẻ càng dễ bị

Bạn tuyệt đối không nên tự ý nắn trật khớp vai vì điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ khớp vai bị tổn thương nặng hơn.

5. Biện pháp xử trí và cách phòng tránh

5.1 Xử trí khi bị trật khớp vai tái diễn

Khi bị trật khớp vai nhiều lần bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chụp chiếu. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp MRI để xác định tổn thương sụn viền bao khớp. Thậm chí có thể phải phẫu thuật để đính lại sụn viền bao khớp bị rách.

Phương pháp phẫu thuật trật khớp vai hiện nay có thể là mổ mở hoặc mổ nội soi. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp.

Nhiều người tự ý nắn trật khớp vai tại nhà và điều này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: tổn thương khớp vai nặng hơn, gây tổn thương thần kinh và mạch máu, nhiễm trùng, mất khả năng phục hồi khớp vai, tốn kém chi phí điều trị, ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh.

5.2 Phòng tránh trật khớp vai tái diễn

Bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ như sau:

– Tuân thủ đủ thời gian bất động khớp vai (cố định khớp vai đủ thời gian như đã được chỉ định).

–  Tập phục hồi chức năng. Sau đó từng bước trở lại vận động khớp vai theo đúng phác đồ.

– Duy trì thường xuyên tập sức mạnh và sự dẻo dai của khớp vai với những bài tập phù hợp.

– Trước khi chơi thể thao bạn cần khởi động kỹ khớp vai.

– Không chơi thể thao trong lúc cơ thể quá mệt mỏi.

Trật khớp vai tái diễn càng trẻ càng dễ bị

>>>>>Xem thêm: Bệnh viện nào ở Hà Nội cho phép đặt lịch khám qua mạng?

Khi bị trật khớp vai nhiều lần bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chụp chiếu. Khi đó bác sĩ có chuyên môn sẽ nắn trật hoặc có chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.

6. Một số bài tập cho người bị trật khớp vai

6.1 Bài tập cánh tay lắc lư

Cách thực hiện: Đứng thẳng, hơi nghiêng người về phía trước và để cánh tay bị đau thả lỏng. Dùng tay kia bám vào bàn hoặc ghế để giữ thăng bằng. Nhẹ nhàng lắc lư cánh tay theo chuyển động tròn. Sau đó chuyển sang lắc lư theo chiều dọc và ngang. Mỗi lần lắc lư nên thực hiện từ 1-2 phút.

Lợi ích: Giúp tăng cường lưu thông máu, giảm cứng khớp và đau nhức.

6.2 Bài tập duỗi vai

Cách thực hiện: Ngồi hoặc đứng thẳng, đưa cánh tay bị đau qua ngực. Dùng tay kia kéo nhẹ cánh tay bị đau để cảm nhận sự căng ở vai. Giữ vị trí này trong 15-30 giây rồi thả lỏng. Lặp lại 3-5 lần.

Lợi ích: Tăng cường độ dẻo dai và linh hoạt cho cơ vai.

6.3 Bài tập tăng cường cơ quay

Cách thực hiện: Sử dụng một dải đàn hồi (resistance band), cố định một đầu vào vật cố định và giữ đầu kia bằng tay bị đau. Đứng thẳng, kéo dải đàn hồi về phía trước và sau, đảm bảo cơ vai luôn hoạt động. Thực hiện 10-15 lần mỗi hướng, lặp lại 2-3 lần.

Lợi ích: Tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ quay, giúp ổn định khớp vai.

6.4 Bài tập kéo dãn cơ tam giác

Cách thực hiện: Ngồi hoặc đứng thẳng, đưa cánh tay bị đau ra phía sau lưng và kéo nhẹ để cảm nhận sự căng ở vai trước. Giữ trong 15-30 giây rồi thả lỏng. Lặp lại 3-5 lần.

Lợi ích: Giảm cứng khớp và tăng cường sự linh hoạt cho cơ tam giác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *