Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về vấn đề này để có cách xử lý thích hợp và không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của con.

Bạn đang đọc: Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

1. Đặc điểm của hiện tượng trẻ 3 tuổi hay quấy khóc

Trẻ 3 tuổi hay quấy, khóc sẽ có các đặc điểm như:

– Trẻ đang ngủ ngoan bỗng giật mình và lăn lộn, giãy dụa, mắt nhắm và khóc nức nở.

– Trẻ sẽ có hiện tượng quẫy đạp mạnh hơn khi mẹ bế ngay, ưỡn cong người để trườn ra khỏi vòng tay của mẹ. Nếu lúc này, mẹ thả bé xuống thì bé có thể túm cổ áo của  mẹ để đòi bế và khi bế rồi thì lại giãy lên.

– Mắt của bé lúc này vẫn nhắm chặt, mặt cau có, miệng khóc nức nở, thậm chí các cơn khóc có thể kéo dài từ 30 – 40 phút, bé chỉ ngủ cho đến khi mệt và thiếp đi.

Hiện tượng này được xem là bình thường bởi lúc này một nửa bán cầu đại não của trẻ đang còn thức và một nửa còn lại vẫn đang còn ngủ say.

Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Trẻ 3 tuổi hay quấy, khóc sẽ có các đặc điểm như: Trẻ đang ngủ ngoan bỗng giật mình và lăn lộn, giãy dụa, mắt nhắm và khóc nức nở.

2. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi hay quấy, khóc

Trên thực tế, có rất nhiều lý do dẫn đến việc trẻ quấy khóc vào ban đêm. Theo tổng kết của các chuyên gia, dưới đây là những nguyên nhân chính:

2.1 Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc là do trẻ bị thiếu dinh dưỡng

Trẻ quấy khóc có thể nguyên nhân là do bị thiếu chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ không đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hoặc các dưỡng chất không được phân bổ cân đối. Đặc biệt, đây là giai đoạn trẻ 3 tuổi cần bổ sung canxi và vitamin D để phát triển hệ xương cơ.

2.2 Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc là do trẻ chưa buồn ngủ

Tình trạng này thường xuất phát từ việc trẻ ngủ nhiều vào ban ngày và ban đêm trẻ vẫn còn tỉnh táo và không chịu đi ngủ. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên lập thời gian biểu ngủ nghỉ ngơi cho trẻ sao cho phù hợp với trẻ 3 tuổi. Cụ thể, bé chỉ cần ngủ khoảng từ 12 – 13 giờ/ngày, trong đó cha mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ vào ban ngày khoảng từ 2 tiếng và 10 tiếng còn lại thì chỉ dành cho ban đêm.

Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi này thường gặp các vấn đề về giấc ngủ nên trẻ quấy khóc, bởi đây là lứa tuổi thích vận động, đùa nghịch, giàu trí tưởng tượng vào ban đêm nên dễ gặp ác mộng, sợ hãi.

2.3 Trẻ quấy khóc là do bệnh lý

Trẻ quấy khóc còn do các nguyên nhân bệnh lý mà trẻ gặp phải như: trẻ bị cảm cúm, sốt mọc răng, đau bụng, đị đói… sẽ khiến cho trẻ bị khó chịu trong người, không thể ngủ được và dẫn đến việc trẻ 3 tuổi hay quấy, khóc về đêm như dấu hiệu báo cho bố mẹ biết là trẻ mệt và cần được giúp đỡ.

2.4 Nguyên nhân do các tác động bên ngoài

Các vấn đề về môi trường như: không gian ngủ, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh… cũng có khả năng gây tác động rất lớn đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Trẻ 3 tuổi rất nhạy cảm, do đó chỉ cần bất kỳ một sự thay đổi nhỏ cũng có khả năng tác động rất lớn đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Nguyên nhân và điều trị

Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Trẻ quấy khóc còn do các nguyên nhân bệnh lý mà trẻ gặp phải như: trẻ bị cảm cúm, sốt mọc răng, đau bụng, đị đói.

3. Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc cha mẹ cần xử lý như thế nào?

Để trẻ 3 tuổi có thể khắc phục được tình trạng khóc đêm và có giấc ngủ ngon, trọn vẹn, cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó đưa ra được giải pháp phù hợp hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây:

3.1 Chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Trẻ 3 tuổi là giai đoạn cần phát triển mạnh mẽ về trí não và thể chất. Do đó cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất thiết yếu cho con như: vitamin, chất đạm, chất khoáng, chất béo, chất xơ, vi lượng, canxi, sắt, kẽm… để con có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện.

3.2 Tạo cho trẻ môi trường ngủ thoải mái

Không gian yên tĩnh và sạch sẽ sẽ giúp cho trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Do đó, trước khi cho trẻ đi ngủ, cha mẹ cần tắt hết các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, đèn ngủ… để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

3.3 Hạn chế cho trẻ đùa nghịch vào ban ngày

Việc trẻ đùa nghịch và hiếu động vào ban ngày hoặc trước giờ đi ngủ sẽ khiến cho tâm lý của trẻ bị kích động vừa bị giật mình tỉnh giấc. Do đó, cha mẹ nên hạn chế không nên cho trẻ đùa ngịch quá nhiều vào ban ngày và hạn chế các hoạt động của trẻ ngay trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng.

3.4 Lựa chọn trang phục phù hợp

Trang phục phù hợp, có chất vải thoáng mát, thấm mồ hôi sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

3.5 Trò chuyện, vỗ về giúp bé có tâm lý ổn định

Tâm lý của con có thể bị ảnh hưởng do việc đi học, trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng, trẻ sợ bóng tối, trẻ gặp ác mộng… do đó trước khi đi ngủ, cha mẹ cần trò chuyện cùng bé, vượt con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.

Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em

Trường hợp trẻ 3 tuổi khóc đêm kèm theo các triệu chứng như: co giật khi ngủ, ngủ bị mộng du, hoảng sợ, khóc thét… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám,

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, chắc chắn cha mẹ đã bỏ túi cho mình thêm nhiều kiến thức về chăm sóc bé, đặc biệt là trẻ 3 tuổi quấy khóc về đêm. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ 3 tuổi khóc đêm kèm theo các triệu chứng như: co giật khi ngủ, ngủ bị mộng du, hoảng sợ, khóc thét… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *