Trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Rất nhiều phụ huynh tỏ ra vô cùng lo lắng khi thấy con mình mới 4 tháng đã bị nổi mẩn đỏ ở khắp mặt, cổ, lưng, hoặc thậm chí là toàn thân. Vậy trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không, trong trường hợp này, bố mẹ nên làm gì?

Bạn đang đọc: Trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

1. Tìm hiểu hiện tượng trẻ 4 tháng tuổi bị nổi mẩn đỏ

1.1. Những nguyên nhân nào khiến trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ?

Ở giai đoạn đầu đời, làn da của trẻ còn có nhiều thay đổi và chưa ổn định. Nổi mẩn đỏ là một loại tổn thương trên da phổ biến và thường gặp. Hiện tượng mẩn đỏ ở trẻ 4 tháng tuổi có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Hiểu rõ và chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mẹ có cách bảo vệ làn da mỏng manh và nhạy cảm của con tốt hơn.

– Do chàm sữa;

– Do bị nhiễm vi khuẩn và virus: Vi khuẩn và virus có thể khiến cho bé yêu bị sốt và nổi mẩn đỏ khắp người. Đồng thời, chúng còn gây ra một số bệnh như: bệnh ban đào, bệnh tinh hồng nhiệt, bệnh tay chân miệng, bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn, bệnh thủy đậu…

– Các tác nhân khiến bé bị dị ứng như phấn hoa, lông thú hoặc thời tiết thay đổi;

– Các loại thực phẩm khiến bé bị dị ứng như trứng, sữa, hải sản…

– Do kem chống nắng gây kích ứng da;

– Triclosan trong hóa mỹ phẩm như xà phòng, kem đánh răng, sữa tắm…;

– Kem dưỡng da chứa các thành phần có thể khiến bé bị dị ứng, nổi mẩn đỏ;

– Khăn giấy ướt;

– Bột giặt, nước giặt hoặc nước xả vải mẹ đang dùng có chứa thàng phần gây kích ứng;

– Dầu gội hoặc dầu xả gây kích ứng cho da đầu bé yêu;

– Các sản phẩm tẩy rửa gia dụng chứa nhiều hóa chất;

Trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ là một loại tổn thương trên da phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ.

1.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ

Dựa vào đặc điểm của các nốt đỏ, mẹ sẽ phân biệt được bé yêu của mình bị nổi mẩn đỏ là từ nguyên nhân nào.

– Nếu trên mặt bé xuất hiện những mụn trắng sữa li ti khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thường xuyên lấy tay sờ lên mặt và gãi thì có thể bé bị mẩn đỏ do mụn sữa.

– Nếu bé bị nổi mẩn đỏ vào mùa hè, các nốt mẩn mọc tập trung ở đầu, chân, tay và lưng, kèm theo những cơn sốt nhẹ… thì có thể bé bị mẩn đỏ do mụn nhọt. Tùy trường hợp, những nốt mụn này có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc thành từng mảng, có dịch mủ trắng hoặc đỏ.

– Nếu vùng da ở hai bên má có những mảng ban đỏ hồng và các nốt mụn nước liti thì có thể bé yêu đã bị chàm sữa. Mẹ nên chú ý theo dõi vì những nốt mụn này sau một thời gian sẽ vỡ và gây cảm giác ngứa rát, khó chịu cho bé.

– Mẩn đỏ xuất hiện nhiều ở những vùng da có nhiều nếp gấp như bẹn, háng, cổ… có thể do bé bị hăm. Nguyên nhân là do cha mẹ không biết cách vệ sinh hoặc để những vùng da đó bị ẩm, bí.

Trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Nếu vùng da ở hai bên má có những mảng ban đỏ hồng và các nốt mụn nước liti thì có thể bé yêu đã bị chàm sữa.

2. Trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ có đáng lo?

Tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ 4 tháng tuổi không phải hiếm gặp, chỉ cần chăm sóc đúng cách thì các nốt mẩn đỏ sẽ dần hết. Tuy nhiên, nếu để lâu, không chỉ khiến trẻ khó chịu, bứt rứt và quấy khóc mà còn khiến các nốt mẩn đỏ lan rộng hơn.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi, tình trạng nổi mẩn đỏ nếu không kèm theo cách triệu chứng như sốt hay nôn trớ… thì không có gì đáng lo ngại. Dó đó, cha mẹ không cần quá áp lực. Những nốt mẩn đó sẽ không kéo dài quá lâu, sẽ biến mất sau một vài tuần mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà nên quan sát, theo dõi sát sao để biết được nguyên nhân khiến con bị nổi mẩn đỏ. Từ đó các mẹ sẽ có cách xử lý kịp thời và chính xác.

Ngoài ra, hiện tượng nổi mẩn đỏ cũng giống như một lời cảnh báo về tình trạng suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ. Do đó, nếu thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ, kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như sốt li bì, bỏ ăn thì mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Lưu ý là không tự ý mua thuốc uống hoặc thuốc bôi cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

Trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Hiện tượng nổi mẩn đỏ cũng giống như một lời cảnh báo về tình trạng suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.

3. Mẹ nên làm gì khi trẻ 4 tháng tuổi bị nổi mẩn đỏ?

Rất nhiều bà mẹ đã lo lắng thái quá do không hiểu kỹ về tình trạng của trẻ nên đã chăm sóc con chưa đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý dành cho các mẹ khi chăm sóc con bị nổi mẩn đỏ toàn thân.

3.1. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ?

Loại bỏ các tác nhân gây kích ứng và làm theo những gợi ý sau sẽ giúp bé yêu của mẹ mau chóng khỏi bệnh:

– Dùng sữa tắm dịu nhẹ cho bé;

– Dùng khăn khô, mềm, sạch để lau khô người cho bé ngay sau khi tắm;

– Sau khi cho trẻ ăn và bú, mẹ nên làm sạch cơ thể và miệng của trẻ;

– Luôn giữ cho không gian mát mẻ, thoáng đãng, tránh nóng bức, bí bách;

– Cắt móng tay cho trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi có cạnh sắc và không để trẻ gãi, cào làm xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào da;

– Cho bé mặc những bộ trang phục mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi;

– Mẹ nên ăn các loại thực phẩm có tính mát và chứa nhiều vitamin để giúp bé tăng cường sức đề kháng.

Trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm tai ở trẻ em: Nhận biết, chăm sóc và phòng ngừa

Cho bé mặc những bộ trang phục mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi cũng là một cách giúp xoa dịu cơn khó chịu khi trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ.

3.2. Mẹ không nên làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ?

Để bệnh không trở nên nghiêm trọng, cũng như giúp bé mau khỏi bệnh, mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Không tắm hoặc kỳ cọ, lau rửa cho bé quá mạnh tay bởi da của bé rất mỏng, dễ bị kích ứng.

– Mẹ tuyệt đối không nặn hay làm vỡ các nốt mụn vì khi đó bé có thể bị nhiễm trùng.

– Không cho bé uống hoặc thoa lên các loại kem, thuốc không rõ nguồn gốc, chưa được bác sĩ đồng ý.

– Không tắm cho bé bằng các loại sữa tắm có chứa chất tạo bọt, tẩy rửa, paraben… vì đây là những chất gây kích ứng và làm da bé trở nên mẩn đỏ và ngứa nặng hơn.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã phần nào giúp các mẹ hiểu hơn về hiện tượng trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ trên da, cũng như cách nhận biết và khắc phục hiệu quả tình trạng này. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo, các mẹ vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *