Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh xuất hiện ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ là 5%. Tuy là dị tật nhỏ nhưng tình trạng này có thể gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ngoại hình của trẻ sau này. Nếu phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi, phụ huynh nên cho con cắt thắng lưỡi trong thời gian sớm nhất có thể.
Bạn đang đọc: Trẻ 5 tháng khó bú được chẩn đoán bị dính thắng lưỡi!
1. Phát hiện thắng lưỡi bị dính ở trẻ nhỏ
Bé T.Â., 5 tháng tuổi, là một trong số nhiều trường hợp bệnh nhi đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI điều trị tình trạng dính thắng lưỡi. Các trường hợp dính dây thắng lưỡi thường được phát hiện ngay từ những tháng đầu đời trẻ, thông thường là từ 1 tháng tuổi.
Bé T.Â. cùng bố khi đến khám và cắt thắng lưỡi tại TCI
Trường hợp của bé T.Â. thuộc dạng dính thắng lưỡi nhẹ, do đó không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng. Cho đến thời gian gần đây, bé ngày càng khó bú, lười bú mẹ và hay chảy sữa khỏi miệng trong khi bú, mẹ đưa bé đi khám và được xác định là do bé bị dính thắng lưỡi, nên thực hiện tiểu phẫu cắt thắng lưỡi sớm để tránh việc khó ăn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Có nhiều trẻ ở độ tuổi lớn hơn mới phát hiện thắng lưỡi bị dính, đế nhận biết sớm tình trạng này, cha mẹ nên lưu ý một số biểu hiện sau đây:
– Gặp khó khăn khi bú sữa, sữa chảy ra khỏi miệng trong khi bú.
– Chán ăn, lười bú do khi ăn dây thắng cản trở hoạt động của lưỡi khiến bé bị đau.
– Đầu lưỡi không nhọn, thuôn mà hơi phẳng, vuông, có nhiều trường hợp không thể thè lưỡi ra ngoài môi hoặc chạm nóc vòm họng.
– Khi khóc, đầu lưỡi của trẻ bị kéo thành hình trái tim.
– Răng cửa hàm dưới thưa, bị nghiêng
– Đối với trẻ lớn hơn thì thường chậm nói, nói ngọng, nói không rõ tiếng.
2. Tật này có nguy hiểm không?
Dính dây thắng lưỡi không trực tiếp gây nguy hiểm cho trẻ nhưng có thể dẫn đến nhiều vấn đề làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ:
– Ảnh hưởng thể chất: Dính dây thắng lưỡi khiến chức năng bú nuốt của trẻ suy giảm. Trẻ lớn hơn cũng gặp vấn đề ăn uống khó khăn do khi nuốt thức ăn lưỡi bị kéo lại, trẻ dần sợ ăn, biếng ăn, thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển cân nặng.
– Ảnh hưởng ngôn ngữ: Khi trẻ bắt đầu tập nói, thắng lưỡi bị dính sẽ khiến lưỡi không thể linh hoạt, khó hoạt động, làm ảnh hưởng đến việc phát âm, trẻ không chỉ khó nói, chậm nói mà khi biết nói dễ bị ngọng.
– Ảnh hưởng thẩm mỹ: Lưỡi bị tật dính thắng sẽ làm hàm răng, nhất là răng cửa hàm dưới bị ảnh hưởng gây nghiêng ngả, xô lệch.
Ngoài ra, mức độ tác động của tật này còn phụ thuôc vào mức độ dính dây thắng lưỡi ở mỗi trẻ và thời gian bé sống chung với tình trạng này. Về mức độ, dị tật này được chia ra thành 4 độ như sau:
– Mức độ 1: Dây thắng lưỡi dính nhẹ từ 12-16 mm
– Mức độ 2: Dây thắng lưỡi dính trung bình từ 8-11 mm
– Mức độ 3: Dây thắng lưỡi dính nặng từ 3-7 mm
– Mức độ 4: Dây thắng lưỡi dính hoàn toàn dưới 3 mm
Như bé T. , tình trạng dính thắng không quá nặng và được phát hiện và điều trị sớm nên chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật cách chữa xoang tại nhà đơn giản
Bé dính thắng lưỡi nhẹ nhưng vẫn cần cắt vì gặp tình trạng khó bú
3. Trẻ bị dính thắng lưỡi phải làm sao?
Ngay khi phát hiện ra trẻ bị tật dính thắng lưỡi hoặc có biểu hiện nghi ngờ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám chính xác. Lúc này bác sĩ sẽ đánh giá mức độ dính của dây thắng lưỡi và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.
3.1 Tự điều chỉnh khi dính thắng lưỡi mức độ nhẹ
Ở những trẻ phát hiện dây thắng lưỡi bị dính ở thể nhẹ, mức độ 1 và 2 sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh giá và tiếp tục theo dõi thêm một thời gian. Hầu hết những trường hợp này đều không bị ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, phát âm và có thể tự điều chỉnh ổn.
Nếu sau thời gian theo dõi mà tình trạng thắng lưỡi vẫn phát triển thì có thể sẽ cần phẫu thuật cắt thắng lưỡi để điều trị triệt để.
3.2 Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương pháp điều trị đối với các trường hợp bệnh nhi mắc tật thắng lưỡi ở mức độ 3 – 4. Lúc này thắng lưỡi gây ảnh hưởng đến việc bú, ăn uống của trẻ và có thể kéo theo ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất nên bác sĩ thường chỉ định cắt càng sớm càng tốt.
Đặc biệt đối với những bé lớn hơn, trong giai đoạn tập nói, điều trị triệt để tật này sẽ giúp bé phát âm tốt, không ngọng nghịu. Tốt nhất phụ huynh nên cho con đi khám nếu có biểu hiện và cắt sớm trước giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Theo bác sĩ tại Chuyên khoa Tai Mũi Họng Thu Cúc TCI, bé T.Â. đã chớm đến mức độ 3 nên cắt thắng lưỡi sớm là điều nên làm. Cắt thắng lưỡi cho bé ở giai đoạn này không những giảm thiểu đau đớn cho phần thắng lưỡi còn mỏng manh, ít mạch máu mà còn giúp bé có thể ăn uống dễ dàng, phát triển thể chất và ngôn ngữ ổn định trong tương lai.
Hiện nay Thu Cúc TCI áp dụng 2 phương pháp cắt thắng lưỡi để phụ huynh lựa chọn gồm:
– Cắt bằng laser: chỉ cần gây tê, dành cho các bé có thể phối hợp.
– Cắt bằng dao Plasma: cần gây mê (lượng thuốc mê thấp, phù hợp thể trạng trẻ) nên rất phù hợp với những trẻ còn nhỏ, sơ sinh.
Với đặc trưng khác nhau ở 2 loại đó, trường hợp bé Â. mới 5 tháng tuổi phù hợp với phương pháp cắt bằng dao Plasma.
4. Cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma tại TCI
Trước mỗi chỉ định phẫu thuật cắt dây thắng lưỡi, các bác sĩ tại TCI luôn tư vấn kĩ càng từng phương pháp thực hiện cho gia đình. Tính đến hiện nay, tương tự như gia đình bé T.Â., hầu hết các gia đình đều lựa chọn cắt thắng lưỡi cho con bằng dao Plasma nhờ nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Nhiệt độ của dao mổ Plasma thấp: nằm trong khoảng 70-140 độ C, hạn chế tối đa xâm lấn hoặc làm tổn thương các mô lân cận.
– Có chức năng hàn mạch máu tức thì, trẻ gần như sẽ không bị chảy máu trong suốt quá trình cắt, hỗ trợ hồi phục nhanh.
– Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ trong vòng vài phút.
Cuộc phẫu thuật của bé diễn ra thành công và rất nhanh chóng, ngay sau đó bé được đưa về phòng hậu phẫu với mẹ để theo dõi tiếp trong 1 giờ. Khi tinh hình ổn định và không có dấu hiệu bất thường, Â. được chỉ định ra viện và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để hồi phục hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây hôi miệng và các câu hỏi liên quan
Lời cảm ơn chân thành cha mẹ bé T.A gửi tặng cho TCI và đội ngũ bác sĩ
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi rất đơn giản và nhanh chóng, vậy nên cha mẹ không cần quá lo lắng mà cần cho con cắt sớm nếu có chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm, đảm bảo sự phát triển toàn diện của con sau này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.