Trẻ 8 tháng hôi miệng và những lưu ý

Trên thực tế có nhiều người cho rằng tình trạng hôi miệng thường chỉ gặp ở người lớn. Tuy nhiên ít ai biết, trẻ nhỏ 7-8 tháng tuổi, trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ bị hôi miệng. Hầu hết nguyên nhân xuất phát từ vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Thế nhưng đó cũng có thể là biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng. Sau đây ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và lưu ý khi trẻ 8 tháng hôi miệng.

Bạn đang đọc: Trẻ 8 tháng hôi miệng và những lưu ý

1. Triệu chứng trẻ 8 tháng hôi miệng

Hôi miệng ở trẻ nhỏ là khi miệng trẻ có những mùi khó chịu. Tình trạng này có thể dễ dàng nhận biết khi trẻ thở ra hoặc khi nói, cười. Hôi miệng có thể chỉ là do vệ sinh răng miệng kém nhưng đôi lúc cũng có liên quan tới sức khỏe, một số bệnh lý khác.

Ngoài hơi thở có mùi, ta có thể nhận biết hôi miệng ở trẻ qua một số triệu chứng như:

– Khô miệng.

– Lưỡi trẻ bẩn trắng.

– Răng và nướu dễ chảy máu.

2. Những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể là nguyên nhân trẻ 8 tháng hôi miệng

2.1 Viêm xoang

Viêm xoang có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ. Nếu như trẻ bị viêm xoang sẽ xuất hiện hôi miệng kèm theo những triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, … Tình trạng này có thể xuất phát từ việc dị ứng dẫn tới bị nghẹt các lỗ thông xoang. Từ đó, em bé chỉ có thể thở bằng miệng khiến miệng khô. Khi lượng nước bọt ít hơn bình thường, hôi miệng sẽ xảy ra.

Nếu các bậc phụ huynh nghi ngờ con nhỏ bị nhiễm trùng xoang hãy đến gặp bác sĩ sớm. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

2.2 Phì đại tuyến Amidan

Những tình trạng bệnh lý khác có thể gây hôi miệng ở trẻ nhỏ phải kể tới phì đại tuyến Amidan. Những Amidan khỏe mạnh thông thường sẽ có màu không và không xuất hiện đốm. Thế nhưng với những Amidan đã bị nhiễm trùng, tình trạng sưng đỏ sẽ xuất hiện. Cùng với đó là những chấm trắng cùng mùi hôi miệng phát ra.

Khi này, những vi khuẩn đã tích tụ lại ở sau cổ họng. Kết hợp với đó là mùi chua do nhiễm trùng gây nên. Điều này sẽ dẫn tới hôi miệng ở trẻ. Nếu như Amidan của trẻ trông sưng hay đỏ, ta nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, điều trị kịp thời.

2.3 Trào ngược axit

Trào ngược axit thường xảy ra kèm với thức ăn. Tình trạng này ở trẻ chủ yếu sẽ là sữa và trào ngược lên vòm họng. Trào ngược axit dạ dày thường xảy ra do vòng cơ giữa thực quản cùng dạ dày chưa thực sự trưởng thành. Vì vậy, những chất ở trong dạ dày sẽ trào ngược khiến trẻ ọc sữa. Lâu ngày, tình trạng này sẽ khiến miệng trẻ có mùi khó chịu.

Tình trạng trào ngược sẽ thường tự hết nhưng vẫn cần lưu ý một số điều để cải thiện triệu chứng như:

– Giảm thể tích cữ sữa và tăng số lần bú của trẻ.

– Cho trẻ ợ hơi từng phần khi bú.

– Khoảng 20-30 phút sau cữ bú, giữ trẻ trong tư thế thẳng.

– Chuyển loại sữa công thức mà trẻ đang ăn.

2.4 Bệnh lý nghiêm trọng khác

Bên cạnh những bệnh lý trên, hôi miệng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý toàn thân nguy hiểm khác như:

– Bệnh đái tháo đường: Bệnh này xảy ra khi tuyến tụy ngừng sản sinh insulin. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công, các tế bào sản sinh insulin trong tuyến tụy sẽ bị phá hủy. Nhận biết tình trạng này có một số triệu chứng nhất định, trong đó bao gồm ợ hơi.

– Bệnh thận mãn tính: Tình trạng này thường xảy đến khi thận bị tổn thương. Thận sẽ không thể phục hồi hoặc suy giảm chức năng nghiêm trọng. Bên cạnh hôi miệng, bệnh còn có các triệu chứng điển hình như trẻ kém ăn, nôn mửa, còi cọc, ốm yếu, …

3. Những thói quen hàng ngày khiến trẻ 8 tháng hôi miệng

3.1 Mút, bú tay hoặc dùng núm vú giả

Trẻ 8 tháng hôi miệng và những lưu ý

Thói quen mút tay có thể khiến trẻ bị hôi miệng

Thói quen mút tay hay sử dụng núm vú giả là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị hôi miệng. Điều này là bởi trên bề mặt ngón tay và núm vú giả chứa nhiều vi khuẩn. Khi trẻ ngậm, vút mà chưa được thực hiện vệ sinh sẽ đưa theo vi khuẩn xâm nhập khoang miệng và gây hôi miệng

3.3 Chế độ vệ sinh khoang miệng hàng ngày

Tìm hiểu thêm: U nang buồng trứng có vách ngăn có nguy hiểm không?

Trẻ 8 tháng hôi miệng và những lưu ý

Trẻ nhỏ nên được vệ sinh khoang miệng đều, tránh bị hôi miệng

Hiện nay có không ít gia đình gặp phải khó khăn khi thực hiện vệ sinh khoang miệng cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, nhiều người còn cho rằng những trẻ dưới 1 tuổi chưa cần thực hiện vệ sinh miệng. Điều này là một quan điểm chưa đúng và biến khoang miệng thành một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn. Do không được vệ sinh hàng ngày, vi khuẩn sẽ phát triển và gây những mùi hôi khó chịu trong miệng trẻ.

3.4 Chế độ ăn uống

Miệng bé xuất hiện mùi hôi có thể do chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là một tình trạng hôi miệng tạm thời do thường ăn, uống những thứ tạo mùi. Điển hình như là các loại thịt bò, cá, phô mai, … giàu protein. Chúng thủy phân trong khoang miệng khi trẻ nhai, giải phóng ra một số chất. Trong đó có sulphur, một hợp chất gây hôi miệng. Bên cạnh đó, chế độ ăn ít carbohrdrate cũng có thể khiến miệng trẻ có mùi hôi.

4. Những lưu ý về cách chăm sóc để phòng ngừa, điều trị hôi miệng ở trẻ

Để phòng ngừa, điều trị hôi miệng ở trẻ, ta cần lưu ý một số điều sau:

– Vệ sinh răng miệng đều đặn: làm sạch răng, lưỡi của trẻ. Trẻ nên được súc miệng sau khi ăn, uống nước đầy đủ. Đối với trẻ sơ sinh, ta có thể làm sạch khoang miệng bằng bông gạc mềm với nước muối loãng ấm.

Trẻ 8 tháng hôi miệng và những lưu ý

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu nào không nên thực hiện gây tê ngoài màng cứng?

Trẻ nhỏ nên được cha mẹ đưa đi thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần

– Nếu như trẻ có những thói quen xấu như mút ngón tay, ngậm núm vú giả, ta nên cho trẻ vệ sinh tay và núm vú thường xuyên. Núm vú giả nên thực hiện khử trùng bằng nước sôi. Như vậy, tình trạng vi khuẩn xâm nhập khoang miệng sẽ được hạn chế.

– Trẻ nên ăn một số loại trái cây có tác dụng loại bỏ mùi hôi miệng. Điển hình như cam, táo, nho, dâu tây, …

– Trẻ nên được thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần. Điều này là rất cần thiết để giúp tình trạng răng miệng luôn được kiểm soát. Cùng với đó, bác sĩ sẽ dựa theo kết quả kiểm tra để tư vấn điều chỉnh chế độ chăm sóc phù hợp.

Tóm lại, trong mọi trường hợp trẻ 8 tháng hôi miệng dù bắt nguồn từ bệnh lý hay thói quen hàng ngày, cha mẹ đều nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Như vậy, bác sĩ sẽ có thể tư vấn điều trị và phương pháp chăm sóc đem lại hiệu quả tối ưu, triệt để.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *