Ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của trẻ cũng có thể xảy ra tình trạng táo bón. Tuy nhiên trẻ ăn dặm bị táo bón thường gặp hơn cả. Vậy vì sao trẻ ăn dặm lại dễ bị táo bón và cha mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này của trẻ?
Bạn đang đọc: Trẻ ăn dặm bị táo bón cha mẹ nên làm gì?
1. Vì sao trẻ ăn dặm bị táo bón?
Táo bón có thể xảy ra trong bất kỳ độ tuổi nào của trẻ và thường gặp nhất là khi bắt đầu ăn dặm
Trẻ khi bắt đầu ăn dặm dễ bị táo bón bởi nhiều nguyên nhân. Song, các nguyên nhân thường gặp nhất là
1.1. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới
Trong 6 tháng đầu đời, thức ăn của trẻ phần lớn là sữa mẹ, ngoài ra một số trẻ có thể ăn bổ sung sữa công thức. Đây là những thực phẩm vô cùng dễ tiêu và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Chính bởi sữa ở dạng lỏng nên hệ tiêu hóa của trẻ gần như không phải hoạt động quá nhiều.
Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm, thực phẩm dung nạp cũng thay đổi. Ngoài sữa, trẻ sẽ tiếp xúc với thức ăn mới như bột, cháo,… Đây đều là những thực phẩm có sự khác biệt lớn về độ cứng, độ đặc,… nên bắt buộc hệ tiêu hóa cần phải “thích nghi” để có thể “xử lý” một cách hoàn chỉnh những loại thức ăn này. Thời gian đầu, sự chưa ổn định của hệ tiêu hóa là nguyên nhân chính gây nên táo bón ở trẻ.
1.2. Lựa chọn thời điểm ăn dặm quá sớm so với độ tuổi
Trẻ có xu hướng đưa môi đón thức ăn cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm
Theo khuyến cáo từ chuyên gia, thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên không ít mẹ bỉm sữa cho con ăn dặm sớm hơn. Và một số trẻ lại có thời gian ăn dặm muộn hơn 6 tháng. Vì vậy hãy đánh giá thời điểm ăn dặm phù hợp với thể trạng của trẻ để tránh gây “quá tải” cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Cha mẹ có thể nhận biết thời điểm ăn dặm phù hợp thông qua một số dấu hiệu chỉ điểm như:
– Trẻ có hứng thú với đồ ăn được cha mẹ đưa cho.
– Trẻ thích được ngồi ăn và ăn đồ ăn cùng gia đình.
– Trẻ có thói quen lấy thức ăn đưa vào miệng.
– Trẻ có xu hướng đưa môi nhận thức ăn.
1.3. Trẻ không được bú mẹ đủ
Sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng quan trọng và vô cùng quý giá hơn bất kỳ thực phẩm nào, nhất là đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên không ít mẹ bỉm sữa nghĩ rằng ăn dặm sẽ đầy đủ chất hơn cho trẻ và khi bắt đầu ăn dặm giảm hoặc cắt nguồn sữa mẹ của trẻ. Đây là một sai lầm nghiêm trọng! Trên thực tế, thực phẩm ăn dặm của trẻ dù giàu dinh dưỡng đến đâu cũng không thể giúp bổ sung dưỡng chất chỉ có trong sữa mẹ điển hình là kháng thể, enzym,…
Vì vậy ngay cả khi trẻ đã ăn dặm thì việc bú sữa mẹ vẫn cần được duy trì đầy đủ để giúp trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng và ngừa táo bón hiệu quả.
Trẻ ăn dặm bị táo bón có thể do không được bú mẹ đầy đủ
1.4. Pha sữa đặc
Không phủ nhận rằng từ khi sinh ra đến khi trẻ ăn uống như người bình thường, thức ăn dần thay đổi về độ cứng và độ đặc. Tuy nhiên không vì thế mà khi trẻ chuyển sang ăn dặm, sữa lại cần pha đặc hơn.
Đây là thói quen gây tác động xấu đến trẻ bởi:
– Hệ tiêu hóa rất dễ bị quá tải do lượng nước phù hợp không đủ
– Sữa không được pha đủ lượng nước không đạt đến độ dinh dưỡng cao nhất.
– Gia tăng nguy cơ tiêu chảy hoặc táo bón cho trẻ.
Vì thế, ngoài việc sử dụng sữa mẹ, nếu trẻ được sử dụng sữa công thức hãy pha sữa đúng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
1.5. Trẻ uống thiếu nước
Khi trẻ bú mẹ hoàn toàn, trẻ gần như không cần uống nước bởi sữa mẹ cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất cho trẻ. Tuy nhiên khi ăn dặm, nếu trẻ uống thiếu nước thì nguy cơ táo bón là rất lớn do phân bị khô cứng. Vì vậy cha mẹ đừng quên bổ sung đủ nước để tránh táo bón cho trẻ.
Ngoài các nguyên nhân trên thì còn rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ ăn dặm bị táo bón như thay đổi đột ngột bột ăn dặm, chế biến thực phẩm chưa khoa học, trẻ bị thay đổi tâm lý,…. Và một số trường hợp trẻ bị táo bón do bị sa trực tràng,…. Cha mẹ nên quan sát sinh hoạt, chế độ ăn cũng như biểu hiện hàng ngày của trẻ để sớm xác định nguyên nhân và khắc phục hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Trẻ em bị sốt siêu vi có tắm được không? Có gội được không?
Trẻ sơ sinh uống thiếu nước sẽ bị táo bón
2. Những đồ ăn dễ gây táo bón cho trẻ khi mới ăn dặm
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên thận trọng khi lựa chọn thực phẩm cho bé. Dưới đây là một số thực phẩm cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ bởi khiến trẻ bị táo bón nếu không được chế biến đúng cách:
2.1. Sữa công thức và đồ ăn dặm công thức
Lựa chọn thực phẩm ăn dặm (bột và sữa) cần lưu ý về thành phần. Nguyên nhân trong các thực phẩm này thường chứa protein phức tạp và đường lactose có thể khiến trẻ khó tiêu và đầy hơn.
2.2. Cà rốt
Nước ép cà rốt thường được biết đến rất tốt cho trẻ. Thế nhưng khi hấp hoặc chế biến chín thì ngược lại, chúng thường khiến cho phân cứng và trẻ khó đi tiêu hơn.
2.3. Táo
Đây là loại quả không nên cho trẻ mới ăn dặm sử dụng nhiều bởi thành phần của táo chứa protein pectin. Protein này có tác dụng làm cứng phân, dễ gây táo bón. Đây cũng là lý do vì sao táo được sử dụng nhiều hơn trong các trường hợp bị tiêu chảy.
2.4. Phô mai và các chế phẩm từ sữa
Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều béo nhưng lại ít xơ. Khi cho trẻ ăn nhiều phô mai cần bổ sung thêm thực phẩm chứa xơ như rau xanh.
3. Một số mẹo giúp trẻ ăn dặm không bị táo bón
Phòng tránh trẻ ăm dặm bị táo bón, cha mẹ có thể áp dụng những mẹo nhỏ nhưng vô cùng đơn giản sau đây:
3.1. Cho trẻ uống đủ nước
Uông đủ nước là biện pháp hiệu quả nhất không chỉ giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ mà còn giúp cho trẻ được tuần hoàn máu tốt hơn, cung cấp đầy đủ nước tới các bộ phận của cơ thể.
Bổ sung nước cho trẻ thông qua sữa mẹ, thực phẩm, uống nước đầy đủ.
Bổ sung xơ thông qua việc bổ sung rau xanh trong thức ăn hàng ngày của trẻ
3.2. Bổ sung xơ trong chế độ ăn
Xơ là yếu tố quan trọng giúp trẻ ngừa táo bón hiệu quả. Cha mẹ bổ sung xơ thông qua rau xanh cho trẻ tập ăn dặm bằng cách xay, mịn rau củ trong cháo, bột cho trẻ.
3.3. Pha sữa đúng tỷ lệ
Pha sữa đúng tỷ lệ và đúng hướng dẫn rất quan trọng. Ngoài sữa bột, sữa công thức thì các loại bột ăn dặm cho trẻ cũng cần pha đúng tỷ lệ để đảm bảo dinh dưỡng tối đa, ngừa táo.
3.4. Mát xa bụng cho trẻ
>>>>>Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu, bội nhiễm và biến chứng
Mát xa bụng cho trẻ
Thực hiện mát xa bụng cho trẻ trước khi đi ngủ bằng cách: đặt trẻ nằm ngửa trên dường và xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ và thực hiện ngược lại trong khoảng 15 phút. Lưu ý trước khi mát xa, cha mẹ cần rửa sạch tay và giữ tay ấm. Việc mát xa thường xuyên sẽ kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn, nhu động ruột hoạt động nhiều hơn và giúp trẻ dễ đi tiêu.
3.5. Tập thói quen đi vệ sinh hằng ngày
Mặc dù đi tiêu là như cầu tự nhiên của trẻ nhưng hoàn toàn có thể tập cho trẻ thói quen đi đúng giờ và đi hằng ngày. Thời điểm tốt nhất là nên cho trẻ đi ị vào buổi sáng, ngay sau khi trẻ vừa ngủ dậy.
Trên đây là những thông tin về trẻ ăn dặm bị táo bón và những lưu ý về chế độ chăm sóc và chế độ ăn cho trẻ để cải thiện tình hình này hy vọng đã mang đến những kiến thức ý nghĩa giúp quý phụ huynh dễ dàng hơn trong chăm sóc con trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.