Cảm lạnh là bệnh khá phổ biến ở trẻ mỗi khi thời tiết giao mùa. Khi ấy, trẻ không chỉ quấy khóc, mệt mỏi mà còn biếng ăn khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Nhiều ba mẹ thắc mắc, trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này ba mẹ nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?
1. Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?
Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm, câu trả lời là vẫn có thể tắm bình thường. Tuy nhiên ba mẹ nên tắm cho bé đúng cách tránh để bệnh trở nên trầm trọng hơn. Lời khuyên là nên tắm cho bé với nước ấm khoảng 30 – 35 độ. Lưu ý nên tắm nhanh cho bé trong khoảng 3-5 phút. Tắm với nước ấm giúp cơ thể bé sạch sẽ, thông thoáng và dễ chịu hơn.
Đặc biệt, ba mẹ không nên tắm cho bé với nước lạnh. Lý do bởi nước lạnh làm thân nhiệt của trẻ giảm, các lỗ chân lông giãn nở khiến không khí lạnh sẵn sàng xâm nhập. Từ đó. bé lâu hạ sốt và các triệu chứng dễ trở nặng hơn.
2. Trường hợp nào trẻ bị cảm lạnh không nên tắm
Ba mẹ nên lưu ý, 4 trường hợp trẻ bị cảm lạnh không nên tắm bao gồm:
Bé cảm lạnh nhiều ngày không khỏi được ba mẹ đưa đi thăm khám tại Thu Cúc
2.1 Triệu chứng trở nặng: sốt cao, ho liên tục
Nhiều ba mẹ vẫn tắm cho trẻ khi chúng sốt cao, ho liên tục, thân nhiệt cao… Điều này là sai lầm bởi nó khiến năng lượng của trẻ bị tiêu tốn đáng kể. Từ đó có thể khiến bệnh trở nặng hơn và nguy hiểm đến sức khỏe.
2.2 Tắm luôn sau khi ăn
Khi trẻ bị cảm lạnh cơ thể khá mệt mỏi và yếu. Nếu ba mẹ tắm cho trẻ ngay sau ăn sẽ khiến ít nhiều tổn thương đến đường tiêu hóa và khiến bệnh lâu hồi phục. Lý do là bởi khi ấy các huyết quản giãn nở, da và các cơ cần nhiều máu hơn làm thiếu lượng máu ở dạ dày.
2.3 Tắm khuya
Tắm khuya cho trẻ cũng là một trong những điều ba mẹ cần tránh. Khi cơ thể trẻ đang yếu, việc tắm muộn có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, nặng hơn có thể dẫn đến đột quỵ. Lý do bởi khi tắm dễ gây ra các triệu chứng mạch máu não bị co lại một cách đột ngột.
3. Lưu ý khi tắm cho trẻ giúp giảm nhẹ triệu chứng
– Sau khi đánh giá tình trạng của trẻ ổn định, ba mẹ có thể tắm cho trẻ với nước ấm. Phụ huynh nên thử nhiệt độ nước trước bằng nhiệt kế hoặc cùi chỏ tay.
– Tắm cho trẻ trong phòng kín, tránh gió, không được bật điều hòa hay quạt. Riêng mùa đông, ba mẹ có thể bật máy sưởi 5-10 phút làm ấm phòng trước khi tắm cho bé. Tránh bật máy sưởi quá lâu gây khô da, nóng rát hoặc ửng đỏ dẫn đến dị ứng.
– Tắm cho trẻ nhanh chóng trong khoảng 5-7 phút. Vì nếu tắm cho trẻ quá lâu có thể dẫn đến nhiễm lạnh và khiến bệnh lâu khỏi hơn.
– Tắm từng phần cho trẻ tránh để toàn bộ cơ thể tiếp xúc với khí lạnh. Khi tắm xong, ba mẹ nên lau khô cơ thể và nhanh chóng mặc đồ cho bé. Đầu và lòng bàn chân của bé là điểm cần lau thật khô. Có thể đi tất cho bé để giữ ấm chân ngay lập tức.
– Tắm cho trẻ với chút tinh dầu tràm hoặc tinh dầu gừng cũng sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn. Tinh dầu khi ấy sẽ hỗ trợ làm ấm da, thẩm thấu vào lỗ chân lông giúp bé giảm cảm giác ớn lạnh.
4. Một số mẹo nấu nước tắm dân gian cho trẻ bị cảm lạnh
Ba mẹ có thể tham khảo thêm một số mẹo nấu nước tắm dân gian sau đây:
4.1 Nước gừng sả tắm cho trẻ
Gừng không chỉ là gia vị mà còn như một loại dược liệu giúp làm ấm cơ thể rất tốt. Tắm nước gừng kết hợp sả giúp lỗ chân lông thông thoáng, kích thích ra mồ hôi và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể trẻ. Hương thơm từ loại nước này giúp bé thư giãn, thông mũi và giảm các triệu chứng ngạt mũi.
Ngoài ra, nước tắm gừng sả còn giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi viêm da, mụn nhọt, rôm sẩy,… Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá lạm dụng nước gừng và nên dừng khi bé có phàn ứng phụ.
Nước tắm gừng sả hiệu quả cho bé bị cảm lạnh
Cách làm nước tắm gừng sả như sau:
– Rửa sạch gừng và sả rồi cho vào nồi khoảng 1 lít nước đun sôi. Nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, đợi nguội và pha nước tắm cho trẻ.
– Mẹ nên kiểm tra nước bằng cùi chỏ rồi mới tắm cho trẻ. Tắm nhanh gọn rồi lau khô và mặc quần áo cho bé.
4.2 Nước tắm lá tía tô cho trẻ
Tía tô là thảo dược hữu hiệu trong việc giải cảm. Ngoài dùng để nấu cháo, tía tô khi đun nước tắm cũng có thể giúp bé giảm triệu chứng cảm lạnh đáng kể. Nước tắm tía tô hỗ trợ bé ra mồ hôi nhanh hơn, giải cảm và mau khỏe.
Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Nước tắm lá tía tô giúp giải cảm hữu hiệu
Cách đun nước tía tô như sau:
– Rửa sạch lá tía tô tươi rồi giã nát và chắt lấy nước pha vào nước tắm cho bé.
– Với lá tía tô khô, mẹ có thể dùng để đun với nửa lít nước và pha ra tắm.
4.3 Nước trầu không tắm cho trẻ
Lá trầu không chứa hàm lượng chất kháng sinh khá cao, có tác dụng trừ phong giải cảm hiệu quả. Ngoài ra còn giúp bé giảm triệu chứng ho như ho khan, ho đờm,…
Trầu không có tính ấm, cay nồng thích hợp dùng tắm cho bé trong mùa đông. Ngoài ra, ba mẹ nên để một vùng da của bé thử nước tắm này trước tránh tình trạng dị ứng.
Nước tắm trầu không thích hợp để giải cảm cho bé trong mùa đông
Cách đun nước tắm trầu không cho bé:
– Rửa sạch lá trầu không và vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi.
– Nước sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp, đậy vung kín cho tinh dầu tiết hết ra nước.
– Cuối cùng, mẹ pha với nước tắm cho trẻ.
4.4 Nước ngải cứu tắm cho trẻ
Ngải cứu được ví như thần dược khi mang lại vô vàn công dụng cho cuộc sống con người. Ngải cứu giúp trị ho, trị ghẻ lở, mẩn ngứa, chống hăm và đặc biệt là giải cảm cho trẻ.
Cách đun nước tắm ngải cứu cho trẻ:
– Cây ngải cứu tươi rửa sạch rồi đem đun với nửa lít nước. Đợi sôi sau 3-5 phút thì tắt bếp và pha nước tắm cho bé.
– Với ngải cứu khô, có thể trữ được lâu và dùng tiện lợi hơn. Đun sôi ngải cứu khô với nửa lít nước đợi sôi 5 phút rồi tắt bếp. Pha nước tắm tương tự như với ngải cứu tươi.
4.5 Nước tắm cây sài đất cho bé
Sài đất là loại cây rất phổ biến ở những vùng nông thôn Bắc Bộ. Loại cây này thuộc họ cúc, mọc bò lan bề mặt đất. Sài đất có mùi hương riêng, dễ dàng nhận biết khi có mùi giống cây ngổ đất.
Vị của nó có chút ngọt, hơi chua tính mát giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, giảm ho, tiêu đờm,… Ngoài ra sài đất còn có công dụng giảm sốt, trị cảm lạnh ở trẻ nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ đi ngoài có chất nhầy là biểu hiện của bệnh gì?
Nước tắm cây sài đất cho bé
Cách đun nước tắm lá sài đất cho trẻ:
– Rửa sạch phần thân và lá cây sài đất (trừ rễ) đun với nửa lít nước tắm cho trẻ. Lưu ý nên chọn cây tươi sẽ có hiệu quả tốt hơn cây khô.
Trên đây chỉ là những mẹo trong dân gian truyền miệng giúp hỗ trợ bé tắm khi cảm lạnh. Song chúng chưa được chứng minh nên ba mẹ hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nữa nhé.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc: “Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?”. Nếu trẻ bị cảm lạnh lâu ngày không khỏi, ba mẹ nên theo dõi sát sao và đưa con đến khám tại Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc sớm nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.