Trẻ bị cảm ra nhiều mồ hôi: cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị cảm ra nhiều mô hôi là tình trạng dễ gặp. Khi phát hiện trẻ cảm lạnh ra nhiều mồ hôi, bố mẹ cần sớm có cách xử trí và hỗ trợ điều trị cho bé. Mục đích để bệnh cảm lạnh của bé mau khỏi, hạn chế tối đa biến chứng viêm phổi có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Trẻ bị cảm ra nhiều mồ hôi: cách điều trị hiệu quả

1. Cảm lạnh là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ bị cảm ra nhiều mồ hôi là bệnh viêm đường hô hấp trên rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ chủ yếu do virus.

Khi bị nhiễm bệnh cảm lạnh, trẻ sẽ dần xuất hiện những triệu chứng ban đầu như: ngứa họng, hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi. Theo thời gian, các dấu hiệu của trẻ sẽ tăng lên và nặng hơn như: ho, đau đầu, lên sốt nhẹ, cơ thể đau nhức, mệt mỏi dẫn tới bỏ bữa, chán ăn. Hơn thế, nước mũi của trẻ cũng dần chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc là màu xanh.

Bệnh cảm lạnh ở trẻ có khả năng lây nhiễm cao. Không cần phải tiếp xúc với người mắc cảm cúm, trẻ chỉ cần hít phải virus trong không khí là đã có thể mắc bệnh. Trẻ mắc cảm lạnh có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau khoảng 1 – 2 tuần nếu được chăm sóc và điều trị tốt.

Trẻ bị cảm ra nhiều mồ hôi: cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị cảm lạnh ra nhiều mồ hôi là bệnh thường gặp, dễ khỏi nếu được điều trị đúng cách

Trẻ bị cảm lạnh ra nhiều mồ hôi dù không phải bệnh nguy hiểm nhưng cũng cần được bố mẹ sớm xử trí và chăm sóc tốt. Mục đích để bệnh của bé mau khỏe, không xảy ra các biến chứng như viêm tai giữa cấp, viêm phế quản, hay nặng hơn là viêm phổi.

2. Cách xử trí trẻ bị cảm ra nhiều mồ hôi đơn giản, hiệu quả

Khi trẻ bị cảm lạnh ra nhiều mồ hôi, bố mẹ cần áp dụng cách chăm sóc và điều trị đúng nhằm giúp bé nhanh hết bệnh. Các bố mẹ cũng có thể tham khảo cách xử trí bên dưới đây khi nhà có trẻ mắc cảm lạnh:

2.1. Bù nước và điện giải cho bé mắc cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh thường có triệu chứng ra nhiều mồ hôi hay nôn trớ. Tình trạng này khiến cơ thể của bé bị mất nước và các chất điện giải cần thiết. Do đó, bố mẹ cần bổ sung nước và điện giải cho bé để giúp con nhanh hồi phục và sớm hết cảm lạnh.

Uống Oresol (hoặc các loại dung dịch tương tự điện giải) hiện là một trong những phương pháp phổ biến để bù nước và điện giải cho bé. Tuy nhiên khi áp dụng cách này, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhằm đảm bảo bé được uống Oresol đúng cách và đúng liều lượng.

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm amidan ở trẻ em như thế nào hiệu quả

Trẻ bị cảm ra nhiều mồ hôi: cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị cảm ra nhiều mô hôi nên uống nhiều nước hơn để bù nước

Ngoài việc sử dụng Oresol, bố mẹ cũng nên đảm bảo bé được cung cấp đủ nước thông qua việc cho bé uống nước thường xuyên. Các bố mẹ cũng nên bổ sung vào chế độ ăn của bé các thực phẩm giàu nước và dễ tiêu hóa, ví như trái cây tươi, sữa mẹ hoặc công thức.

2.2. Vệ sinh mũi và hút dịch mũi cho bé cảm lạnh

Vệ sinh mũi cho bé bị cảm lạnh ra nhiều mồ hôi là một phương pháp quan trọng giúp giảm triệu chứng tắc mũi, đồng thời giúp bé dễ thở và dễ chịu hơn. Bố mẹ có thể vệ sinh mũi mỗi ngày cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9%.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cũng có thể hút hết dịch mũi giúp bé dễ thở hơn. Bố mẹ nên chọn loại máy hút mũi có đầu hút mềm mại, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Khi tiến hành hút mũi cho con, bố mẹ hãy thao tác thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương mũi của trẻ.

2.3. Bổ sung cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng

Các trẻ bị cảm ra nhiều mồ hôi thường có cảm giác mệt mỏi và chán ăn. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần đảm bảo cung cấp cho bé những bữa ăn giàu dinh dưỡng, đầy đủ cả 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Để giúp bé ăn dễ dàng hơn, bố mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn và thực đơn cho con. Thực phẩm cũng nên được ưu tiên chế biến thành các món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo hay súp. Trong giai đoạn bị ốm do cảm lạnh ra nhiều mồ hôi, bé nên được hạn chế ăn đồ chiên rán hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ, vì những món này có thể gây khó tiêu hóa và dễ khiến bé bị nôn trớ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thịt gà có đặc tính chống virus, đặc biệt là thịt gà không được lột da. Do đó, bố mẹ có thể ưu tiên cho con ăn cháo gà hoặc súp gà nhằm chống viêm và giảm bớt các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.

2.4. Cho trẻ cảm lạnh nghỉ ngơi nhiều

Triệu chứng cảm lạnh khiến bé cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, do đó bố mẹ nên đảm bảo cho bé được nghỉ ngơi nhiều hơn để sớm hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, bé cũng nên được ở trong phòng và hạn chế cho ra ngoài trời. Trong trường hợp cần phải ra ngoài, đặc biệt là vào mùa lạnh, bố mẹ cần đảm bảo giữ ấm cho con để bảo vệ bé khỏi tác động tiêu cực của thời tiết.

2.5. Hạ sốt cho bé đúng cách

Khi bị cảm lạnh, hầu hết trẻ đều có triệu chứng lên sốt. Nếu bé sốt trên 38,5 độ C, bố mẹ hãy cho con đi khám ngay để bác sĩ được chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp. Sau đó khi mang con về điều trị tại nhà, bố mẹ hãy đảm bảo cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ cũng có thể chườm khăn ấm vào các vùng trán, nách và bẹn, cho bé mặc đồ mềm mại, thoáng mát để trẻ cảm thấy thoải mái và nhanh hạ sốt hơn.

Lưu ý rằng, khi trẻ bị cảm lạnh, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho con uống. Dù là thuốc hạ sốt, giảm ho hay bất kỳ loại thuốc nào khác bé uống đều phải được chỉ định liều lượng từ bác sĩ. Mục đích để tránh tác dụng phụ do dùng sai thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

2.6. Cho trẻ đi khám bác sĩ khi cần thiết

Cảm lạnh dù là một bệnh thông thường và dễ gặp ở trẻ nhỏ, nhưng các bố mẹ cũng tuyệt đối không nên chủ quan. Trẻ mắc cảm lạnh cần được đưa đi khám bác sĩ khi cần thiết để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Trẻ bị cảm ra nhiều mồ hôi: cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Làm thế nào để chữa bệnh còi xương?

Trẻ mắc cảm lạnh nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp giúp bệnh sớm khỏi

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bố mẹ nên đưa con đi khám ngay khi bé xuất hiện các triệu chứng của bệnh như hắt hơi, chảy nước mũi…

Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi, các bố mẹ mẹ nên đưa bé bị cảm lạnh xuất hiện các triệu chứng sau:

– Sốt cao trên 38,5 độ C, có thể kèm phát ban.

– Da bé tái xanh, màu môi nhợt nhạt.

– Bé bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, số lần đi tiểu ít một cách bất thường.

– Bé khó thở, thở gấp và có biểu hiện rút lõm ngực rất rõ mỗi khi thở.

– Ho dai dẳng, có thể kèm theo nôn trớ, ọc sữa nhiều.

– Dịch mũi, đờm đờm của bé đặc quánh, có màu xanh hoặc có thể lẫn máu.

– Mắt của bé bị đỏ hoặc mắt tiết dịch màu xanh hay màu vàng.

– Bé quấy khóc nhiều, thời gian kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân.

– Một số trường hợp bé còn bị tiêu chảy.

Như vậy, bài viết trên đây đã gợi tới các bố mẹ những cách xử trí khi trẻ bị cảm ra nhiều mô hôi đơn giản mà hiệu quả. Tuy nhiên, để bệnh cảm lạnh của trẻ được điều trị triệt để, không tái lại, bố mẹ hãy cho bé đến Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp giúp bệnh của bé sớm hết triệt để nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *