Khi phát hiện con trẻ bị dính thắng lưỡi, không ít các bậc phụ huynh lo lắng ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của trẻ sau này và vội vàng đưa bé đi cắt thắng lưỡi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bé cũng cần cắt thắng lưỡi. Vậy trong trường hợp trẻ dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về dị tật này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?
1. Sơ lược về dị tật dính thắng lưỡi trẻ có thể gặp phải
Hình ảnh trẻ dính thắng lưỡi
1.1 Tình trạng trẻ bị dính thắng lưỡi hiện nay
Theo nhiều nghiên cứu tại Việt Nam thì khoảng 5% trẻ em sinh ra gặp phải dị tật dính thắng lưỡi. Tình trạng này xảy ra ở các mức độ khác nhau. Hiện nay cơ chế gây dị tật này vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên rất may mắn vì đây là dị tật nhỏ có thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật vật lý thông thường.
Thắng lưỡi hay phanh lưỡi ở trẻ là một màng niêm mạc hình tam giác. Bộ phận này nối giữa sàn miệng với mặt dưới của lưỡi. Thắng lưỡi này có nhiệm vụ “phanh” lưỡi chỉ cử động trong khoảng không gian nhất định. Nhờ có phanh lưỡi mà việc giao tiếp, nói thành tiếng cũng trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn. Nhưng chính bởi thế mà một loạt vấn đề về ăn, nói cũng sinh ra khi không may phanh lưỡi bị ngắn.
1.2 Dấu hiệu trẻ bị ngắn thắng lưỡi
Trẻ ngắn thắng lưỡi sẽ có các dấu hiệu sau đây:
Với trẻ sơ sinh, bé khó ngậm đúng khớp bú của mẹ. Điều này dẫn đến trẻ thường phải ăn rất lâu mới đủ cữ no
– Khi trẻ khóc, miệng thường có hình ovan, lưỡi thường gập hình chữ V
– Trẻ thường không thể đưa lưỡi vượt quá khẩu cái.
– Trẻ thường phát âm ngọng các âm tiết cần cong lưỡi như l, n, tr, r,… Trường hợp này xảy ra khi trẻ bị dính thắng lưỡi quá nặng.
1.3 Đánh giá mức độ thắng lưỡi của trẻ
Đánh giá mức độ dính thắng lưỡi của trẻ, các bác sĩ thường phân ra 4 cấp độ với những đặc điểm sau đây:
– Dính thắng lưỡi độ 1: Mức độ nhẹ nhất: thắng lưỡi từ 12 – 16 mm. Đây là mức độ dính thắng lưỡi không quá nghiêm trọng ở trẻ.
– Dính thắng lưỡi độ 2: Thắng lưỡi thường từ 8 đến 11 mm, ở mức độ này, ba mẹ bắt đầu quan sát thấy một số dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ. Trẻ cần được theo dõi và cắt thắng lưỡi sớm nếu cần thiết.
– Dính thắng lưỡi độ 3: Thắng lưỡi của trẻ từ 3 – 7mm. Trường hợp này các ảnh hưởng của ngắn thắng lưỡi có thể quan sát một cách dễ dàng. Trẻ cần được can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng.
– Dính thắng lưỡi độ 4: Mức độ nặng nhất, thắng lưỡi chỉ dài dưới 3mm. Trường hợp này gần như thắng lưỡi chạm sát sàn lưỡi và cần thực hiện phẫu thuật cắt càng sớm càng tốt.
2. Dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?
Tìm hiểu thêm: Sởi ở trẻ nhỏ: Những hiểu biết cơ bản
Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?
Như đã trình bày ở trên, dính thắng lưỡi có nhiều mức độ khác nhau. Thông thường dính thắng lưỡi nhẹ ở mức độ 1 và độ 2 các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của trẻ và đưa ra lời khuyên chính xác nhất.
Khi trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ, hầu như không có ảnh hưởng quá lớn tới. Các hoạt động ăn uống thường ngày của trẻ có thể diễn ra bình thường. Và bệnh hoàn toàn có thể tự hết. Đối với phát triển ngôn ngữ của trẻ, quá trình này có thể diễn ra bình thường. Việc cần làm của cha mẹ chính là trong quá trình trẻ tập nói hãy chủ động cùng con học nói. Từ đó, cha mẹ hãy điều chỉnh dần dần cho con. Sai lầm của rất nhiều cha mẹ đó là khi trẻ bắt đầu bi bô tập nói, phát âm chưa tròn lại lặp lại âm tiếng phát âm ngọng của trẻ. Vô hình chung thói quen không tốt này của người lớn lại là nguyên nhân chính khiến trẻ bị ngọng.
Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ hoàn toàn có thể tự điều chỉnh. Tuy nhiên, trước khi kết luận mức độ dính thắng lưỡi, cha mẹ hãy nhớ đưa trẻ đi khám và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa nhé!
3. Trẻ dính thắng lưỡi khi nào bắt buộc phải phẫu thuật cắt thắng lưỡi?
Khi trẻ bị dính thắng lưỡi độ 3, độ 4 ba mẹ bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ để tránh ảnh hưởng tới ăn uống, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này. Tốt nhất cha mẹ nên tranh thủ cắt thắng lưỡi cho trẻ càng sớm càng tốt, cụ thể:
3.1. Trong 6 tháng đầu đời
>>>>>Xem thêm: Cha mẹ nên biết: trẻ bị cảm lạnh có biểu hiện gì và cách phòng
Phẫu thuật dính thắng lưỡi cho trẻ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Hoàn toàn có thể thực hiện cắt dính thắng lưỡi bằng phương pháp cắt trực tiếp gây tê. Tuy nhiên điều kiện đủ là trẻ cần hợp tác. Và ta có thể giữ trẻ cố định trong vài phút để thực hiện.
Thời điểm này được gọi là thời điểm vàng để thực hiện cắt thắng lưỡi cho trẻ vì phần lớn các mạch máu ở thắng lưỡi đều chưa được hình thành hoặc rất ít (Đây là lý do phần thắng lưỡi thường có màu trắng). Chính vì thế mà trẻ gần như không đau và không chảy máu. Chi phí cắt gây tê cũng rẻ hơn rất nhiều so với việc cắt thắng lưỡi bằng phương pháp gây mê. Với phương pháp này, sau khi cắt thắng lưỡi trẻ có thể bú mẹ ngay mà không sợ bị ảnh hưởng.
3.2. Trẻ trên 6 tháng tuổi
Phần lớn trẻ trên 6 tháng tuổi thì các mạch máu đã manh nha hình thành. Hoặc chúng xuất hiện nhiều ở vùng thắng lưỡi. Điều này đồng nghĩa với việc mọi tác động nào vào vùng thắng lưỡi này đều gây chảy máu cho trẻ và khiến trẻ đau đớn. Chính vì thế hầu hết các ca cắt thắng lưỡi sau 6 tháng tuổi sẽ được bác sĩ khuyên nên cắt gây mê để tránh đau và hoảng loạn tâm lý cho trẻ. Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, hiện nay sử dụng phương pháp áp mê cho trẻ khi thực hiện gây mê. Đây là phương pháp gây mê ngắn, duy trì trong vài phút – khoảng thời gian vừa đủ để thực hiện cắt thắng lưỡi cho bé nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc mê tới trẻ.
Trên đây là một số thông tin về dính thắng lưỡi ở trẻ giúp cha mẹ trả lời câu hỏi dính thắng lưỡi nhẹ có tự khỏi không cũng như các trường hợp cần thực hiện phẫu thuật cắt phanh lưỡi sớm cho bé. Dính phanh lưỡi tuy dị tật nhỏ, song với các trường hợp dính nặng không cắt sớm thì trẻ rất dễ nói ngọng và ngay cả khi đã cắt phanh lưỡi rồi thì quá trình trị liệu ngôn ngữ cho trẻ cũng mất nhiều thời gian và cần sự kiên nhẫn của cả cha mẹ và bé. Chính vì thế hãy quan sát cử động miệng của con để phát hiện sớm nếu nghi ngờ bé dính phanh lưỡi và thăm khám sớm cho trẻ cha mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.