Nấm lưỡi là loại bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây đau rát vùng lưỡi, khiến trẻ bỏ bú, khó uống hay nuốt thức ăn. Vậy trẻ bị nấm lưỡi khám ở đâu? Ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Trẻ bị nấm lưỡi khám ở đâu? trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1. Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh nấm lưỡi
1.1. Nguyên nhân gây nấm lưỡi
Nấm lưỡi hay còn gọi là bệnh tưa lưỡi là do một loại nấm men có tên Cadidan albicans có trong khoang miệng của trẻ gây ra. Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, đặc biệt là quá trình vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo là nguyên nhân chính khiến loại virus nấm này phát triển và gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ.
1.2. Biểu hiện của bệnh nấm lưỡi
- Xuất hiện mảng trắng trên lưỡi: Trên bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng trắng và có một số đường nứt nhỏ. Mảng trắng này được bắt đầu từ những đốm trắng nhỏ li ti xuất hiện trên đầu lưỡi sau đó lan rộng thành mảng trắng trên bề mặt lưỡi.
- Lưỡi chuyển màu: Mảng trắng trên bề mặt lưỡi của trẻ sẽ chuyển dần sang màu vàng nâu, khiến lưỡi trẻ cũng dần chuyển sang màu đậm hơn so với màu hồng như bình thường.
- Miệng có mùi hôi: Các mảng trắng trên lưỡi lâu ngày sẽ chuyển màu và lây lan ra những vùng niêm mạc họng, vùng thanh quản, lâu ngày sẽ khiến miệng của trẻ có mùi hôi.
Tìm hiểu thêm: SAI LẦM làm việc này khi trẻ bị sốt có thể khiến
2. Bệnh nấm lưỡi điều trị như thế nào?
Bệnh nấm lưỡi nếu không điều trị triệt để có thể dễ tái phát lại nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc ăn uống của trẻ. Sau đây là một số cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ mà mẹ cần biết:
Mẹ NÊN làm:
- Dùng gạc sạch, thấm nước muối sinh lý lau lưỡi cho trẻ
- Cho trẻ uống nước lọc hoặc vệ sinh lưỡi và khoang miệng bằng cách súc miệng nước muối sinh lý 0,9% cho trẻ ngay sau mỗi bữa ăn.
- Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin. Nên cho trẻ ăn các đồ ăn mềm, để nguội, tránh các đồ cứng, đồ ăn cay, nóng vì có thể gây tình trang đau rát lưỡi cho trẻ.
- Đưa trẻ đi khám để các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách thức điều trị bệnh nấm lưỡi hiệu quả, an toàn ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Mẹ KHÔNG nên làm:
- Tự cạo hoặc bóc các mảng trắng trên lưỡi trẻ vì dễ gây ra hiện tượng chảy máu, nhiễm trùng và trẻ sẽ cảm thấy đau rát, bỏ ăn.
- Sử dụng mật ong hay nước vắt chanh để đánh lưỡi cho trẻ vì điều này có thể gây ngộ độc ở trẻ.
- Cho trẻ ăn các đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt vào buổi tối sẽ khiến khoang miệng dễ nhiễm khuẩn hơn.
- Tự ý sử dụng các loại thuốc bôi nấm để bôi cho trẻ khi không được sự tư vấn hay chỉ định từ bác sĩ.
3. Trẻ bị nấm lưỡi khám ở đâu?
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị viêm phế quản hỗ trợ điều trị bằng cách nào?
Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ khám Nhi uy tín được hàng ngàn mẹ tin tưởng lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho con yêu. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, khám và điều trị tận gốc bệnh; hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh; trang thiết bị hiện đại, bác sĩ ân cần, chu đáo; bé khỏe, mẹ yên tâm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.