Trẻ bị nhiệt miệng nên cho uống thuốc gì?

Chào bác sĩ! Con trai tôi năm nay 8 tuổi. Không hiểu vì lý do gì mà cháu rất hay bị nhiệt miệng. Có những thời điểm, cháu bị 3-4 nốt viêm loét liền, không thể ăn uống bình thường và quấy khóc. Xin hỏi bác sĩ, trẻ bị nhiệt miệng nên cho uống thuốc gì? Cảm ơn bác sĩ! (Thanh Thảo – Hà Nội).
Trả lời:
Chào bạn Thanh Thảo! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Câu hỏi trẻ bị nhiệt miệng nên cho uống thuốc gì của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Bạn đang đọc: Trẻ bị nhiệt miệng nên cho uống thuốc gì?

Trẻ bị nhiệt miệng nên cho uống thuốc gì?

Bệnh nhiệt miệng cũng có yếu tố gia đình và hay tái phát, nhất là khi vệ sinh răng miệng không tốt.

Nhiệt miệng, thực chất là bệnh viêm loét niêm mạc miệng thường là loét áp-tơ (aphthous ulcer). Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa nắng nóng và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhiệt miệng cũng có yếu tố gia đình và hay tái phát, nhất là khi vệ sinh răng miệng không tốt.
Khi bị nhiệt miệng liên tục cần đến khám bệnh để điều trị bằng thuốc kháng sinh, vitamin PP, vitamin B2, vitamin C… theo chỉ định của thầy thuốc. Kháng sinh biseptol (cotrimoxazol) có hoạt chất sunfamethoxazon và trimethoprim có tác dụng tốt cho điều trị bệnh nhiệt miệng.
Trường hợp có vết loét to và tồn tại dai dẳng gần như thường xuyên ở trong má, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol. Nên dùng phối hợp thêm các thuốc hỗ trợ gan từ thảo dược như boganic, trà artiso… có tác dụng thanh lọc và làm mát gan mật.
Ngoài thuốc uống còn có thuốc bôi trực tiếp. Người bệnh có thể phối hợp 4 loại thuốc: Sunfamethoxazon, trimethoprim, serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp câu hỏi: Cắt Amidan có nguy hiểm không?

Trẻ bị nhiệt miệng nên cho uống thuốc gì?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Xương cá có tự tiêu trong cổ họng không?

Loét miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ em, khiến cho bé rất khó chịu, đau rát nên thường hay quấy khóc.

Đề phòng nhiệt miệng tái phát, bạn có thể cho con dùng thêm nước súc miệng, sử dụng kem đánh răng có bổ sung natri sulfat dodecyl để đánh răng trước khi đi ngủ, sau ăn và mỗi sáng. Ăn uống đầy đủ chất, chú ý bổ sung thực phẩm giàu kẽm…
Để biết chắc chắn và được tư vấn trực tiếp, chị có thể đưa con đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được thăm khám.
Thông tin liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: contact@thucuchospital.vn
Liên hệ khám chữa bệnh nhanh chóng: 1900 55 88 92
Hotline: 0936 388 288    
Website: www.benhvienthucuc.vn
 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *