Nhiều bậc phụ huynh thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt lo lắng không biết con đang mắc phải bệnh gì? Nhìn thấy làn da mỏng manh của bé yêu bị những nốt mẩn đỏ “xâm chiếm” mẹ cảm thấy rất xót xa. Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để biết bé có gặp phải những bệnh lý nào nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt coi chừng mắc phải bệnh này
1. Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt
Đối với trẻ sơ sinh, làn da còn đang trong tình trạng nhạy cảm. Bất kì một tác động nào cũng có để để lại những dấu vết hoặc kích ứng cho da.
Nhiều khi, cha mẹ sẽ phát hiện tình trạng trẻ mẩn đỏ như muỗi đốt. Đây có thể là một số phản ứng của da do côn trùng cắn, thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây lại là những dấu hiệu bệnh lý. Cha mẹ cần lưu ý đưa con đi kiểm tra ngay để điều trị kịp thời.
2. Những nguy cơ bệnh lý khi trẻ bị mẩn đỏ
2.1 Chàm
Trẻ sơ sinh bị chàm thường xuất hiện các nốt mẩn đỏ như muỗi đốt ở vùng da như hai má, vùng quanh miệng, tai sau hay mu bàn tay của bé. (ảnh minh họa)
Chàm là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh từ 1-5 tháng tuổi. Biểu hiện của loại bệnh này là thường xuất hiện các nốt mẩn đỏ như muỗi đốt ở vùng da như hai má, vùng quanh miệng, tai sau hay mu bàn tay của bé. Một số trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng dị ứng của bệnh hen hoặc viêm mũi.
Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị dị ứng sữa. Phần lớn những nốt nổi mẩn đỏ này sẽ tự biến mất khi bé lớn hơn. Chúng thường không để lại sẹo nếu con được chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
Trẻ đang bú mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn, tránh các thực phẩm gây dị ứng. Đồng thời, ta cần sử dụng chất tẩy rửa phù hợp với da của bé. Cùng với đó là vệ sinh da sạch sẽ, chỉ sử dụng thuốc, kem bôi da khi cần thiết. Đặc biệt, ta phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2.2 Nấm da
Nấm Cadidan thường gặp ở lưỡi trẻ sơ sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp tích tụ trên da bé gây các nốt mẩn đỏ như muỗi đốt nếu không điều trị sẽ lan nhanh và ảnh hưởng đén sức khỏe của bé. (ảnh minh họa)
Có trường hợp những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt chỉ xuất hiện ở khu vực quanh miệng hay mặt. Đây cũng có khả năng bé bị nấm da, chủ yếu là vi trùng nấm men (Candida).
Nấm da nếu không được điều trị hiệu quả, đúng cách sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc. Nghiêm trọng hơn, bé sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống. Nấm có khả năng lây lan từ lưỡi, miệng của bé xuống đường hô hấp dưới. Điển hình như phế quản, phổi. Và có thể khiến bé đau, rát miệng gây khó khăn trong việc ăn, uống.
Bên cạnh việc vệ sinh vùng da tổn thương cho bé bằng nước muối sinh. Mẹ có thể rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.Nếu khi ấy, những nốt mẩn đỏ trên da bé vẫn không có dấu hiệu biến mất cha mẹ nên cho con đi thăm khám ngay với bác sĩ Nhi khoa. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và có biện pháp xử trí kịp thời. Như vậy, ta sẽ tránh tình trạng vi khuẩn nấm lây lan. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, kem bôi da khi con chưa được thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ.
2.3 Tay chân miệng
Tìm hiểu thêm: Những sai lầm thường gặp ở người có da nhạy cảm
Bệnh tay chân miệng xuất hiện những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt đôi khi khiến ba mẹ chủ quan không cho con đi thăm khám sớm. (ảnh minh họa)
Nhiều bậc phụ huynh hay nhầm lẫn bé bị tay chân miệng với một số bệnh ngoài da. Ví dụ như viêm da hay muỗi đốt. Vì biểu hiện trong 1 – 2 ngày đầu khi mắc tay chân miệng trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng. Chúng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này mới trở thành bóng nước. Các mụn nước đỏ này thường xuất hiện ở các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông, đầu gối, khuỷu tay. Có nhiều mẹ tưởng bé bị muỗi đốt nên chủ quan. Cho đến khi con có các biểu hiện sốt, mệt mỏi, kém ăn mới vội cho bé đi thăm khám.
Biểu hiện mắc tay chân miệng ở trẻ ba mẹ cần lưu ý. Đó là trẻ bắt đầu cảm thấy sốt, ho ít, chảy mũi. Có thể tiêu chảy hoặc nôn trớ, nhưng trẻ sẽ cảm thấy khó chịu hơn nhiều. Đó là vì những mụn loét ở miệng làm bé bị đau. Khi đó trẻ sẽ ăn không ngon, khó ngủ và quấy khóc.
Tuyệt đối không nên nặn, chích các mụn nước này. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên bôi các loại thuốc, kem bôi da, các bài thuốc dân gian khi chưa được kiểm định hay có chỉ định từ bác sĩ. Điều này sẽ giúp bé tránh tình trạng nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, khiến bệnh trầm trọng hơn.
3. Những điều ba mẹ cần lưu ý
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bị hắc lào đọc sớm để có biện pháp phòng tránh
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ thăm khám uy tín được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. (ảnh minh họa)
Để tránh trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé. Đặc biệt là sau mỗi lần ăn uống.
– Giữ cho không gian sinh hoạt của bé luôn thoáng mát và gọn gàng. Một không gian sạch sẽ, thoáng khí là một yếu tố giúp cơ thể bé khỏe mạnh.
– Khi bé nổi mẫn đỏ, bạn nên tránh để con yêu sử dụng móng tay để gãi. Điều này sẽ khiến các nốt mẩn đỏ dễ bị chảy máy, nhiễm trùng thêm.
– Cho con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa để bé được kiểm tra. Từ đó, ta sẽ có biện pháp điều trị kịp thời.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.
Nếu các bậc phụ huynh có thắc mắc cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.