Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng do đâu?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, có thể cả ở lưng thường là biểu hiện chính hoặc thứ phát của một số bệnh lý. Nếu tình trạng mẩn kèm theo ngứa hoặc sốt thì cha mẹ không nên chủ quan, coi thường bệnh mà cần cho bé đi khám sớm để tránh các diễn biến nặng. Để hiểu rõ những bệnh lý có thể trẻ đang gặp phải khi có biểu hiện nổi mẩn đỏ ở bụng, hãy đọc ngay bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng do đâu?

1. Những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng do đâu?

Mẩn đỏ ở bụng, ngực hoặc toàn cơ thể trẻ có thể do nhiều nguyên nhân

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng không phải là hiện tượng hiếm gặp mà rất phổ biến, thậm chí nhiều trẻ còn hay gặp hiện tượng này. Nổi mẩn đỏ ở trẻ có biểu hiện rất đa dạng và có nhiều mức độ như: nổi mẩn đỏ toàn thân hoặc chỉ nổi ở một vài bộ phận như lưng, mặt, tay, chân…

Tình trạng này có thể diễn ra đơn lẻ hoặc kèm theo một số triệu chứng khác như ngứa hoặc sốt. Mặc dù phổ biến nhưng cha mẹ không nên coi thường vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý với những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm.

1.1 Trẻ nổi mẩn đỏ ở bụng do dị ứng

Vì làn da của trẻ nhỏ còn rất mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ kích ứng vì những yếu tố bên ngoài như phấn rôm, sữa tắm, lông thú nuôi, phấn hoa…

Việc sử dụng sữa tắm, phấn rôm có nhiều chất hóa học, thành phần tẩy rửa mạnh không phù hợp với làn da trẻ rất dễ dẫn đến kích ứng, khiến da của các bé xuất hiện của các mẩn đỏ. Ở trường hợp này, vùng mẩn đỏ thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy làm bé hay gãi và hay lắc đầu, cọ đầu vào vai nếu vùng vai, cổ bị mẩn.

Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý khi lựa chọn những sản phẩm sẽ dùng trên da bé, nên chọn các sản phẩm chuyên biệt, thương hiệu rõ ràng và có gắn mác phù hợp với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó cũng nên để ý xem trẻ có bị dị ứng với các yếu tố môi trường khác như phấn hoa, lông thú, thức ăn,… không để có biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

1.2 Trẻ bị nổi mề đay

Nổi mề đay cũng là một nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng nổi mề đay ở trẻ. Nổi mề đay có tên khoa học là Urticaria hay Hives và thuộc nhóm các bệnh về da liễu, xảy ra do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các yếu tố gây dị ứng. Bệnh rất dễ nhận biết với những nốt mẩn, sẩn phù đỏ trên da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, châm chích rất khó chịu. Những biểu hiện bệnh này có thể tồn tại trên da trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày.

Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có sức đề kháng còn yếu, làn da mỏng manh nên rất dễ bị kích ứng bởi các dị nguyên gây dị ứng. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ, chán ăn, thậm chí là cả sự phát triển về thể chất, trí não.

1.3 Sự thay đổi của thời tiết gây mẩn đỏ

Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thay đổi bất chợt của thời tiết. Do đó chỉ cần trời chuyển lạnh đột ngột, hay đột nhiên nắng nóng quá mức đều có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng hoặc ở toàn thân. Đặc biệt, khi thời tiết nóng nực và trẻ toát mồ hôi nhiều, các chất cặn, thải từ mồ hôi sẽ dễ dàng đọng lại khiến vi khuẩn sinh sôi, gây kích ứng.

1.4 Nhiễm khuẩn cũng khiến trẻ bị mẩn đỏ ở bụng

Tìm hiểu thêm: Trị táo bón cho bé: các thực phẩm không thể bỏ qua

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng do đâu?

Virus, vi khuẩn từ môi trường có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn ngoài da

Vì trẻ nhỏ có sức đề kháng rất yếu nên rất dễ bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường, dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn, từ đó gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ. Nếu cha mẹ không tắm rửa, vệ sinh thường xuyên cho bé, hay môi trường sống không đảm bảo vệ sinh thì nguy cơ mắc bệnh mẩn ngứa do nhiễm khuẩn càng cao hơn.

Để tránh trường hợp này, việc giữ vệ sinh hàng ngày và môi trường xung quanh của trẻ là rất quan trọng.

1.5 Mẩn đỏ do sốt phát ban

Nổi mẩn đỏ toàn thân là biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị sốt phát ban. Ban đỏ này có thể biến mất chỉ sau vài giờ hoặc kéo dài vài ngày nhưng không kèm theo hiện tượng ngứa, sưng hoặc gây khó chịu cho bé mà chỉ gặp tình trạng sốt.

Nếu được chăm sóc tốt, hạ sốt hiệu quả, tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ có thể biến mất hoàn toàn mà không gây biến chứng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con sốt kèm phát ban bởi bệnh này có thể làm sốt cao đột ngột, dẫn tới hiện tượng co giật trong trường hợp không hạ sốt kịp thời.

1.6 Do trẻ bị viêm da

Da các bé có cấu tạo cực kỳ non nớt vì vậy mà cơ chế bảo vệ da bé cũng yếu gấp 5 lần so với người lớn. Nguyên do này khiến bé dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng viêm da.

Theo thống kê có khoảng 50% trẻ sơ sinh mắc viêm da trong giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi. Viêm da ở trẻ có biểu hiện ở rất nhiều dạng như viêm da có mủ, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da thể tạng…

Dấu hiệu của bệnh lý viêm da cũng là các nốt mẩn đỏ ở khắp cơ thể đặc biệt là vùng da non như lưng và bụng nên mẹ cần hết sức lưu tâm, cho trẻ đi khám sớm ngay khi phát hiện biểu hiện để được chẩn đoán chính xác.

2. Trẻ tự dưng bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ là một tình trạng rất thường gặp. Thông thường nếu trẻ chỉ nổi mẩn đỏ đơn thuần, không đi kèm các triệu chứng khác thì có thể tự biến mất sau một vài ngày mà không cần áp dụng biện pháp điều trị cụ thể. Cha mẹ chỉ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể trẻ, tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều dưỡng chất để cải thiện hệ miễn dịch.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng do đâu?

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị?

Cần theo dõi vết mẩn đỏ và cho trẻ đi khám sớm

Trong trường hợp nổi mẩn đỏ ở trẻ có kèm theo ngứa ngáy, sưng phồng thì đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm da, dị ứng. Lúc này cha mẹ nên cho con thăm khám để xác định được chính xác bệnh lý đang mắc phải và có phương án điều trị thích hợp. Cha mẹ không nên chủ quan, kéo dài thời gian đưa trẻ đi điều trị, khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng, biến chứng gặp phải có thể khó lường như nhiễm trùng tại da, lan ra nhiễm trùng huyết, sốc phản vệ… ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng hay toàn thân là tình trạng rất dễ gặp phải trong suốt quá trình trưởng thành bởi nhiều nguyên nhân. Cha mẹ không nên quá lo lắng, nhưng cũng cần biết chủ động đưa con đi khám khi thấy biểu hiện kéo dài, nhất là khi đi kèm với hiện tượng sốt, mệt mỏi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *