Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ: nguyên nhân và cách chăm sóc

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ là một trong những triệu chứng về da rất phổ biến. Khi có dấu hiệu này, đa số các trường hợp đều lành tính và có khả năng tự phục hồi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, ở những trẻ bị nặng, không chăm sóc tốt sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như bội nhiễm da, nhiễm khuẩn… Do đó, cha mẹ cần cần biết rõ về các nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp chữa trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ: nguyên nhân và cách chăm sóc

1. Các bệnh lý khiến trẻ bị nổi mẩn ở cổ

1.1 Rôm sảy làm trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ

Bệnh này có xu hướng xuất hiện nhiều vào mùa hè, thời tiết nắng nóng. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ tiết ra mồ hôi liên tục kết hợp với bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó dễ dàng gây ra triệu chứng mẩn ngứa da. Bệnh lý này khá lành tính và có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn nếu cơ thể bé được chăm sóc tốt.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ: nguyên nhân và cách chăm sóc

Rôm sảy làm trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ

Rôm sảy xuất hiện nhiều ở các vùng da mà tiết ra nhiều mồ hôi điển hình như cổ, lưng, bụng. Các vùng da này có dấu hiệu nổi mẩn đỏ như bị muỗi đốt, nhưng nổi dày và có thể kèm theo chất lỏng ở đầu mụn, gây cảm giác ngứa rát và châm chích.

1.2 Bé bị chàm sữa

Khi trẻ bị nổi mẩn ở cổ mẹ có thể cân nhắc đây là dấu hiệu của bệnh chàm sữa. Bệnh này thường xuất hiện ở những trẻ mới sinh rồi biến mất chỉ sau một thời gian. Chàm sữa mọc nhiều ở mặt, cổ và nổi mẩn đỏ li ti, thường có vảy ở rìa xung quanh. Ở một số trẻ bị nặng sẽ xuất hiện mủ trắng hoặc vàng ở đầu mụn.

1.3 Trẻ bị hăm da ở cổ

Các mẹ thường nghĩ tình trạng hăm da chỉ xuất hiện ở bẹn, nách mà không biết rằng trẻ nhỏ có thể bị hăm ở cổ, nhất là những bé có thân hình bụ bẫm. Phần cổ của bé có nhiều nếp gấp nên ứ đọng nhiều mồ hôi và cọ xát thường xuyên gây ra tình trạng hăm da.

Ở vùng da bị hăm này sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ li ti, có mụn nước ở đầu. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời các nốt mẩn đỏ này nhanh chóng lở loét, gây tổn thương da bé một cách nghiêm trọng.

1.4 Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ do dị ứng thời tiết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên chưa thích nghi kịp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như là của thời tiết. Khi đó, trẻ sơ sinh bắt đầu nổi mẩn đỏ và ngứa ở vùng cổ, sau đó bụng, chân, tay… Khi bị dị ứng thời tiết trẻ có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng kèm theo như ho, sốt, sổ mũi…

1.5 Sốt phát ban

Nổi mẩn ở cổ là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này, xuất hiện sau khi hết sốt. Cơ thể trẻ sẽ bị phát ban, nổi mẩn đỏ thành từng vùng ở cổ và toàn thân nhưng không tạo ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Cắt amidan cho trẻ: Giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ: nguyên nhân và cách chăm sóc

Mẩn đỏ ở cổ cũng là một trong dấu hiệu của bệnh sốt phát ban

1.6 Viêm da tiết bã

Nguyên nhân của bệnh lý này là do rối loạn tuyến bã nhờn và nấm có tên Malassezia furfur gây ra. Khi bị viêm da tiết bã, trẻ sẽ bị tổn thương vùng da cổ, đầu và mặt. Quan sát có thể trẻ mẹ sẽ thấy sau thời gian nổi mẩn đỏ trên da, các vết này thành vảy bong tróc nhưng không gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.

2. Nguyên nhân khách quan khiến trẻ bị nổi mẩn ở cổ

Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý, trẻ bị nổi mẩn ở cổ có thể do các nguyên nhân khác gây nên như:

– Thời tiết nắng nóng: nhiệt độ cao cộng với môi trường ô nhiễm cũng dẫn đến tình trạng nổi mẩn ở cổ và các vùng có nhiều nếp gấp khác trên cơ thể trẻ. Trẻ bị nổi mẩn ở cổ do thời tiết được gọi là phát ban do nhiệt.

– Bé bị dị ứng với hóa chất có trong gội đầu, sữa tắm…

– Do sữa, nước bọt thừa chảy ra: khi bé bú sữa thường bị rớt sữa từ miệng xuống cằm hoặc trẻ hay trớ sữa, nước bọt ra khỏi miệng. Khi đó sẽ đọng lại ở các nếp da gấp ở cổ, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây kích ứng khiến da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở vùng cổ.

3. Cách chăm sóc trẻ bị nổi mẩn ở cổ

Nổi mẩn đỏ ở cổ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm bé bị ngứa và đau. Khi đó, trẻ bỏ bú, biếng ăn hay quấy khóc nhiều hơn. Dưới đây là một vài biện pháp được các chuyên gia khuyến khích mẹ nên áp dụng để giúp bé dễ chịu hơn.

3.1 Thay đổi quần áo phù hợp với da bé

Phụ huynh nên lưu ý cách chọn quần áo cho trẻ nhỏ. Chất liệu phải là vải mềm mại, thoáng khí để cho trẻ mặc. Vải cotton là một lựa chọn an toàn và được nhiều người sử dụng. Bên cạnh đó, trong quá trình giặt quần áo cho bé, mẹ không nên lạm dụng các chất tẩy rửa mạnh bởi vì các loại chất này sẽ dễ gây kích ứng cho da trẻ dẫn đến nổi mẩn đỏ.

3.2 Vệ sinh thường xuyên vùng cổ của bé

Ngay khi bú xong hoặc trớ, mẹ nên lau rửa miệng, mặt và cổ cho trẻ bằng khăn mềm, sạch. Nếu trẻ chảy dãi nhiều, nên cho trẻ đeo yếm và chú ý thường xuyên lau cho bé. Sau khi lau bằng nước ấm ở vùng miệng, cổ, mẹ nên lau lại bằng khăn bông khô.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ: nguyên nhân và cách chăm sóc

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên

Bố mẹ nên chú ý vệ sinh thường xuyên vùng cổ của bé

3.3 Chú ý việc tắm cho trẻ

Các bác sĩ khuyên rằng lựa chọn tốt nhất là nên tắm cho bé cách giờ ăn khoảng vài tiếng. Trong khi tắm nên sử dụng nước ấm và lau lại bằng khăn khô để vùng cổ của trẻ. Mẹ có thể pha thêm bột yến mạch để tắm cho trẻ. Điều này để làm dịu các nốt mẩn đỏ trên cổ bé.

3.4 Các mẹo dân gian để giảm tình trạng nổi mẩn

Các nguyên liệu tự nhiên giảm các nốt mẩn đỏ ở cổ trẻ mà hay được áp dụng là:

– Gel nha đam: công dụng làm mát, làm dịu những vùng da bị tổn thương nên. Mẹ có thể dùng để thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương của trẻ. Sau đó, mẹ hãy giữ trong 15 phút rồi rửa với nước sạch.

– Tắm cho trẻ bằng nước lá kinh giới, tía tô, lá khế. Các loại lá này có khả năng tiêu viêm, giảm mẩn ngứa nhanh, an toàn và hiệu quả.

3.5 Thoa kem dưỡng da cho bé

Đây cũng là một trong những cách để xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ. Tuy nhiên mẹ nên nhớ phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về các sản phẩm kem dưỡng trước khi dùng. Cách tốt nhất là mẹ nên thoa một ít kem lên khuỷu tay của bé và chờ xem phản ứng. Nếu không có phản ứng gì, mẹ có thể thoa lên cổ cho con.

Nổi mẩn đỏ ở cổ không phải là một bệnh quá nguy hiểm. Nhưng khi phát hiện cơ thể con có những triệu chứng bất thường mẹ phải đưa bé đi khám để tìm hiểu chính xác nguyên nhân, điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *