Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng là bệnh gì? Cách khắc phục?

Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng là căn bệnh nhiều bé gặp phải. Tuy nhiên, thực tế là không phải ông bố, bà mẹ nào cũng có đầy đủ kiến thức về căn bệnh này. Vì vậy, trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích về tình trạng bé bị nổi mụn trắng trong miệng. Từ đó có cách xử lý an toàn, hiệu quả và tránh tình trạng lây nhiễm nguy hiểm cho con.

Bạn đang đọc: Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng là bệnh gì? Cách khắc phục?

1. Tình trạng trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng

1.1 Biểu hiện

Trong một số trường hợp, bệnh mụn trắng trong miệng của trẻ thường xuất hiện ở vùng nướu, lưỡi, mặt trong má, mặt trong môi, niêm mạc miệng với những triệu chứng như nốt chấm màu trắng và có mụn nước. Thông thường, các nốt mụn nước này rất dễ vỡ và gây ra những vết loét nhỏ, khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu trong quá trình ăn uống tới khi lành lặn hoàn toàn.

1.2 Nguyên nhân

Theo các chuyên gia, trẻ bị nổi mụn trắng trong khoang miệng là do một số căn bệnh sau:

– Thông thường, các nốt mụn trắng ở trong miệng của trẻ là do cặn sữa mẹ đọng lại. Đặc biệt là trong khoảng 2 tháng đầu sau sinh.

– Do trẻ dùng nhiều kháng sinh nên hệ vi khuẩn bên trong cơ thể bị rối loạn.

– Một số trường hợp khác là do bệnh nấm miệng, nhiễm trùng nấm Candida Albicans gây ra. Bệnh lý này thường xuất hiện ở người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên.

– Do bố mẹ không vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho trẻ khiến các loại vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm. Đặc biệt là khi bé bú bình nhưng núm vú lại không được làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng.

– Nếu mẹ đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit, steroid, mẹ bị dị ứng, stress hoặc hay ăn đồ ngọt,… cũng sẽ dễ bị nhiễm nấm hơn và dễ lây sang cho con.

1.3 Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng có nguy hiểm không

Nhìn chung, nổi mụn trắng trong miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Căn bệnh này khá lành tính và sẽ mau khỏi nếu được phát hiện, điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nổi mụn trắng trong miệng sẽ lây lan rất nhanh.

Khi các vết loét lây sang khắp vòm họng, trẻ sẽ cảm thấy đau đớn, quấy khóc, dẫn tới biếng ăn, bỏ bữa và sụt cân. Nguy hiểm hơn nữa là những vết loét này sẽ lan xuống thanh quản và họng, sang phổi hoặc dạ dày tới đường tiêu hóa. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường trong khoang miệng ở bé, bố mẹ nên nhanh chóng dẫn con tới gặp bác sĩ để được tư vấn phương hướng điều trị phù hợp.

Ngoài ra, tình trạng nổi mụn nước trong miệng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý:

– Bệnh chân tay miệng: Khi trẻ bị chân tay miệng, những nốt mụn trắng sẽ xuất hiện trong miệng. Tuy nhiên, đối với căn bệnh này, mụn sẽ xuất hiện ở cả những vị trí như chân, tay chứ không chỉ dừng ở khoang miệng.

– Bệnh nấm miệng: Căn bệnh này thường do tình trạng vệ sinh răng miệng của bé không được đảm bảo. Khi ấy, những mụn trắng sẽ xuất hiện ở trong miệng.

– Hệ vi khuẩn cơ thể rối loạn: Trong trường hợp trẻ dùng quá nhiều kháng sinh sẽ kéo theo hệ vi khuẩn của cơ thể bị rối loạn. Và những nốt mụn trắng trong miệng chính là phản ứng của cơ thể với tình trạng này.

Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng là bệnh gì? Cách khắc phục?

Trẻ bị nổi mụn trắng trong khoang miệng là căn bệnh thường gặp ở các bé

2. Cách điều trị bệnh nổi mụn trắng trong miệng trẻ một cách nhanh chóng

Nếu những nốt mụn trắng trong miệng trẻ chỉ là cặn sữa mẹ hoặc nhiệt miệng thông thường. Chúng sẽ không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, khi gặp phải căn bệnh này, trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Trong những trường hợp như vậy, bố mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

2.1. Thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà

– Khi phát hiện các tổn thương ở trong khoang miệng của trẻ, việc đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm là vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất, bố mẹ nên rơ lưỡi cho con đều đặn 2 lần/ ngày.

– Giặt sạch sẽ quần áo cho con, vệ sinh núm vú, đồ chơi và những vật dụng trẻ tiếp xúc thường xuyên. Từ đó, khả năng vi khuẩn tấn công sẽ được ngăn ngừa.

– Cho con những loại thực phẩm ở dạng lỏng, có tính mát để không làm trẻ cảm thấy khó chịu.

– Không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, quá mặn hoặc quá nóng. Điều này sẽ làm con bị đau rát và các vết loét sẽ viêm nhiễm nhiều hơn, rất khó lành.

Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao bố mẹ đã biết chưa?

Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng là bệnh gì? Cách khắc phục?

Bố mẹ nên rơ lưỡi đều đặn cho con

2.2. Đưa con tới bệnh viện để được thăm khám cẩn thận

Khi trẻ em bị nổi mụn trắng trong miệng, việc chế độ chăm sóc khoa học là điều cần thiết. Việc này là để ngăn ngừa tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám bác sĩ để bệnh nhanh khỏi hơn. Bởi lẽ khi đưa con tới các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Đồng thời, bố mẹ sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.

Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng là bệnh gì? Cách khắc phục?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Có cách trị hen suyễn tại nhà cho trẻ không

Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi thấy dấu hiệu lạ ở khoang miệng

2.3 Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mọc mụn trắng ở khoang miệng

– Trước giai đoạn bé mọc răng:

Vào thời điểm này, nếu miệng trẻ xuất hiện mụn trắng, mẹ hãy thực hiện lau nướu mỗi ngày. Mẹ hãy lấy gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước muối sinh lý. Sau đó, hãy thực hiện thao tác nhẹ nhàng để làm sạch mà massage cho bé.

– Giai đoạn bé đã mọc răng:

Khi khoang miệng bé đã bắt đầu xuất hiện răng mọc, mẹ nên dùng những đầu trong nhỏ và lông mềm. Ví dụ như một chiếc khăn sạch, mềm kèm kem đánh răng cho trẻ em để vệ sinh cho bé.

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã  giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng. Nếu con gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện. Các bác sĩ thăm khám cụ thể và tư vấn phương pháp xử trí phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *