Sốt siêu vi là một trong những tình trạng phổ biến mà trẻ phải đối mặt trong “hành trình” phát triển của mình. Chính vì thế, cha mẹ nào cũng cần nắm rõ những nhưng lưu ý khi trẻ bị sốt siêu vi để giúp trẻ nhanh khỏi, tránh biến chứng.
Bạn đang đọc: Trẻ bị sốt siêu vi cần lưu ý gì?
1. Sốt siêu vi – căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốt siêu vi (cũng có tên gọi khác là sốt virus) khá phổ biến và thường gặp ở trẻ, đây là tình trạng trẻ bị sốt từ nhẹ đến cao do một số loại virus tấn công và gây ra như Adenovirus, Rhinovirus, virus cúm, Enterovirus, Coronavirus…
Đa phần các trường hợp trẻ sốt siêu vi đều tự khỏi sau vài ngày nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên ba mẹ không nên chủ quan vì có những trường hợp đặc biệt trẻ gặp biến chứng khi bị sốt siêu vi hoặc tình trạng sốt siêu vi của trẻ diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Lúc này, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được can thiệp sớm nhất.
Sốt siêu vi là tình trạng thường gặp ở trẻ
Khi trẻ có những biểu hiện sau, rất có thể trẻ đã bị sốt siêu vi “ghé thăm”
– Sốt là biểu hiện điển hình nhất, đây là phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể trẻ khi bị virus tấn công. Trẻ có thể sốt từ nhẹ đến cao trên 39 độ kèm co giật, cơn sốt có thể ngắt quãng hoặc liên tục.
– Biểu hiện hơi giống tình trạng cúm khi thấy trẻ hắt hơi, sổ mũi, chảy dãi, ho khan…
– Cảm giác ớn lạnh và rét run toàn thân, cha mẹ sẽ thấy dù nhiệt độ cơ thể bé cao nhưng chân tay lại lạnh và bé run lên từng cơn.
– Trẻ mệt mỏi, không muốn vui chơi hay vận động
– Chán ăn, biếng ăn, ăn uống kém, trẻ không hứng thú với bữa ăn
– Có thể có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, chảy máu cam…
– Một số trường hợp trẻ bị phát ban, những vết ban đỏ nổi tại một số vùng của cơ thể trẻ như ngực, lưng, mặt… khiến nhiều mẹ thường nhầm lẫn với sốt xuất huyết.
Những biểu hiện của sốt siêu vi khá rõ ràng nhưng lại thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác, từ đó dẫn đến tâm lý chủ quan khiến bệnh không được can thiệp kịp thời, dễ biến chứng. Để biết chính xác nguyên nhân cơn sốt của bé, đặc biệt là sốt 2 ngày không cắt cơn cần đưa đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
2. Biến chứng từ căn bệnh sốt siêu vi gây ra
Theo các chuyên gia, sốt siêu vi khá “hiền lành” nhưng nếu điều trị sai cách hoặc không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Viêm phổi là một trong những biến chứng từ việc điều trị trẻ bị sốt siêu vi sai cách
– Trẻ bị mất nước, mất khoáng do rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, phân nước)
– Bị viêm một số cơ quan như phế quản, phổi hoặc viêm tai giữa
– Tổn thương gan
– Nhiễm trùng máu
– Viêm não nói chung và viêm màng não nói riêng
– Suy đa tạng, suy hô hấp
Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị ảnh hưởng thần kinh, chậm phát triển thần kinh thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Có thể thấy, những biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Đó là lý do mà chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất, tuyệt đối không chủ quan hoặc điều trị cho trẻ tại nhà mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
3. Lưu ý khi trẻ bị sốt siêu vi
3.1 Những điều nên làm khi trẻ bị sốt siêu vi
Điều đầu tiên mà cha mẹ nên làm khi trẻ sốt do virus chính là đưa trẻ đến bệnh viện khám, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để biết chính xác loại virus gây bệnh cho trẻ từ đó có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Vì sốt siêu vi tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó các bác sĩ đa phần hướng dẫn điều trị làm giảm triệu chứng và tăng đề kháng cho trẻ, từ đó giúp tình trạng bệnh được cải thiện.
Tìm hiểu thêm: Suy dinh dưỡng thể béo phì, nguyên nhân do đâu?
Khám bác sĩ là việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm để điều trị sốt siêu vi cho trẻ
Cụ thể, một số lời khuyên được bác sĩ đưa ra mà cha mẹ nên áp dụng cho trẻ khi bị sốt siêu vi là:
– Hạ sốt đúng cách: Luôn quan sát và đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, nếu trẻ sốt trên 38.5 độ hãy sử dụng thuốc hạ sốt theo liều lượng và hàm lượng bác sĩ chỉ định. Nếu trẻ có tiền sử sốt cao co giật, khó thở cha mẹ nên báo ngay cho bác sĩ.
– Chườm ấm cho trẻ: Nhiều cha mẹ hay chườm lạnh hoặc dùng miếng dán hạ sốt để trong tủ lạnh để hạ sốt cho trẻ. Nhưng cách làm này làm giảm nhiệt độ độ ngột và có thể dẫn đến sốc nhiệt cho cơ thể trẻ. Cha mẹ chỉ nên chườm ấm và lau phần trán, cổ, nách, bẹn… cho trẻ bằng nước ấm để hạ nhiệt.
– Bù nước và bù khoáng để hạn chế tình trạng mất nước mất khoáng ở trẻ, có thể bổ sung bằng nước, oresol, nước trái cây, cháo loãng, sữa… cho bé.
– Giữ không gian thoáng mát, sạch sẽ, mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
– Kết hợp chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu và tăng đề kháng cho trẻ phù hợp.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện (nếu điều trị tại nhà) hoặc báo ngay cho bác sĩ (nếu điều trị tại viện):
– Trẻ sốt cao trên 40 độ, không có dấu hiệu hạ nhiệt dù đã sử dụng thuốc hạ sốt
– Trẻ co giật, mặt tím tái, khó thở, nôn mửa
– Trẻ tiêu chảy cấp, mất nước nghiêm trọng
– Trẻ bị lịm đi (ngủ li bì khó đánh thức), không tỉnh táo
3.2 Những điều nên tránh khi trẻ bị sốt siêu vi
Ngoài những việc nên làm trên, cũng có một số việc mà cha mẹ cần tuyệt đối tránh để hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị của bé cũng như phòng tránh sốt siêu vi trở nặng, tái đi tái lại như:
– Sử dụng thuốc hạ sốt bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ
– Hạ sốt cho trẻ bằng khăn lạnh hoặc tắm nước lạnh
– Ủ ấm cho trẻ, mặc kín, tránh gió khi thấy trẻ lạnh
– Đưa trẻ đến nơi đông người, ô nhiễm, không an toàn
– Cho trẻ ăn những thực phẩm cứng, lạnh, khó tiêu
– Áp dụng phương pháp dân gian để hạ sốt, diệt khuẩn (như lá thuốc, sử dụng mật ong…)
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ chớ bỏ qua điều sau
Chỉ nên chườm ấm, tuyệt đối không chườm lạnh cho bé khi bị sốt siêu vi
Trên đây là một số lời khuyên giúp cha mẹ biết cách đều trị bệnh sốt siêu vi cho trẻ hiệu quả hơn, tránh biến chứng. Hy vọng bài viết đã cung cấp được những kiến thức mà ba mẹ đang cần từ đó đồng hành cùng trẻ trong hành trình khôn lớn mỗi ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.