Trẻ bị sốt siêu vi có kiêng gió không là câu hỏi rất nhiều cha mẹ thắc mắc trong quá trình chăm sóc trẻ. Sốt siêu vi do đâu, có những triệu chứng nào, chăm sóc ra sao khi trẻ không may bị nhiễm bệnh. Mời bạn tham khảo bài đọc dưới đây.
Bạn đang đọc: Trẻ bị sốt siêu vi có kiêng gió không?
1. Nhận biết tình trạng sốt siêu vi ở trẻ như thế nào?
Sốt cao là một triệu chứng điển hình khi trẻ bị sốt siêu vi
Khi trẻ bị nhiễm virus, hay siêu vi trùng gây bệnh sẽ gây nên tình trạng sốt siêu vi. Sốt siêu vi được liệt vào danh sách các bệnh lý cấp tính, phổ biến ở đối tượng có hệ miễn dịch yếu là người già và trẻ nhỏ, và thường bùng phát vào các thời điểm gia mùa – thời điểm cơ thể nhạy cảm hơn với những biến đổi thời tiết.
Do cấu trúc của virus rất đơn giản nên phần lớn các loại virus khi ra ngoài không khí ở nhiệt độ thường thường không thể tồn tại lâu. Tuy nhiên, nếu xâm nhập vào cơ thể người thì lại khác, các virus gây bệnh này có thể sinh sôi và phát triển nhanh chóng gây ra một loạt các triệu chứng và biểu hiện bệnh khó lường.
Nhóm virus gây nên tình trạng sốt siêu vi ở trẻ em có rất nhiều chủng, phổ biến là các loại virus cúm, coronavirus, Adenovirus, Enterovirus hay Rhinovirus,… Thông thường, với chăm sóc và điều trị tích cực, phần lớn tình trạng sốt siêu vi ở trẻ sẽ chấm dứt trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên mức độ hồi phục còn phụ thuộc vào chủng virus gây bệnh, sức đề kháng của trẻ, bệnh lý nền của trẻ, ….. Chính vì thế, cách tốt nhất khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C, sốt nhẹ nhưng kéo dài liên tục, sốt kèm theo các triệu chứng bất thường dưới đây…. cần đưa trẻ đi thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
– Đau nhức cơ thể: phần lớn trẻ bị sốt siêu vi có hiện tượng đau cơ bắp.
– Đau đầu: một số trẻ có hiện tượng đau đầu.
– Triệu chứng hô hấp: ho, hắt hơi, viêm họng,…
– Rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện sớm, đặc biệt nếu trẻ sốt do các siêu vi tấn công hệ tiêu hóa
– Nổi hạch vùng sau tai, gáy, cổ, lách,,..
– Phát ban đỏ vùng sau tai, mặt cổ và lan dần ra toàn thân.
– Nôn trớ: nhiều trẻ bị nôn trớ liên tục
2. Sốt siêu vi có kiêng gió không?
Tìm hiểu thêm: Bé bị táo bón lâu ngày gây biến chứng gì và cách phòng tránh thế nào?
Sốt siêu vi có kiêng gió không là điều nhiều cha mẹ quan tâm
Sốt siêu vi có kiêng gió không là câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ thường hỏi khi con không may bị sốt siêu vi. Bởi lẽ do triệu chứng phát ban và quan niệm sai lầm rằng trẻ cần phát ban hết mới có thể khỏi bệnh, tiếp xúc gió các ban sẽ lặn trở lại và biến chứng nên rất nhiều cha mẹ kiêng gió tuyệt đối bằng cách cho trẻ nằm phòng kín. Đây là quan niệm sai lầm và thậm chí gây nguy hiểm ngược trở lại cho trẻ. Trẻ bị sốt siêu vi không cần kiêng gió.
Thay vào đó, cha mẹ cần để cho trẻ nằm nghỉ tại phòng thông thoáng, đủ sáng và mát mẻ. Tuy nhiên nên hạn chế nằm ở nơi có gió trời lớn bởi các luồng khí tự nhiên thường có nhiệt độ thay đổi thất thường, điều này có thể khiến các cơn sốt trở nên nghiêm trọng hơn. Cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng quạt gió, để chế độ quay (gió thoảng) để giúp không khí được lưu thông dễ dàng hơn và giúp căn phòng thoáng đãng hơn.
Nếu có thể dùng quạt gió thì có thể dùng điều hòa cho trẻ không? Đối với trẻ đang bị sốt siêu vi, cha mẹ không nên cho trẻ nằm phòng điều hòa bởi khi sử dụng điều hòa cần đóng kín phòng và nhiệt độ thấp điều kiện cho virus phát triển và sống lâu hơn trong không khí, vô tình khiến trẻ lâu khỏi bệnh hơn. Ngoài ra, nếu hạ nhiệt độ quá thấp sẽ khiến các mao mạch dưới da co lại, ngăn chặn tình trạng thoát mồ hôi, tỏa nhiệt của trẻ.
3. Những quan niệm chăm sóc đúng cách khi trẻ bị sốt siêu vi
Trẻ bị sốt siêu vi cần được chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số quan niệm đúng trong quá trình chăm sóc trẻ.
3.1. Không tự ý dùng thuốc hạ sốt
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt cho trẻ, vì vậy cách tốt nhất là đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hạ sốt đúng liều, đủ liều và đúng thời điểm giúp trẻ hạ sốt hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt vì một số loại thuốc hạ sốt thông thường trong trường hợp một số loại sốt siêu vi có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch.
3.2. Hạ sốt thủ công cho trẻ không dùng khăn lạnh
Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ sốt dùng khăn lạnh hoặc chườm đá lạnh mới nhanh hạ nhiệt. Tuy nhiên việc dùng khăn lạnh, hoặc đá lạnh có thể giảm nhiệt cục bộ, sự giảm nhiệt đột ngột có thể gây sốc cho cơ thể. Hạ nhiệt đúng cách cho trẻ cha mẹ cần sử dụng khăn ấm, có thể chườm tại các vị trí trán, lách, lau vùng bẹn để hạ nhiệt. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ mặc trang phục rộng, thoáng và dễ thấm mồ hôi. Đồng thời, cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ liên tục và ngừng làm mát khi trẻ hạ nhiệt từ 38 độ C.
>>>>>Xem thêm: Điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ em
Cha mẹ có thể chườm khăn ấm để hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao
3.3. Bù nước đúng cách cho trẻ
Sốt siêu vi khiến trẻ bị mất nước và có thể rối loạn điện giải. Chính vì thế, cha mẹ có thể bù bước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống oresol (pha đúng tỷ lệ, chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ), với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú mẹ nhiều nhất có thể.
3.4. Giữ vệ sinh cho trẻ
Khi trẻ bị sốt virus, việc vệ sinh cho trẻ là vô cùng cần thiết để chống bội nhiễm. Cha mẹ nên lau người cho bé bằng nước ấm, lưu ý thực hiện vệ sinh trong phòng kín và lau khô khi vệ sinh xong. Đồng thời sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ mũi, nhỏ mắt cho trẻ để tránh nguy cơ bội nhiễm đường hô hấp.
3.5. Ưu tiên cho trẻ ăn đồ lỏng, mềm
Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ nâng cao đề kháng và tự phục hồi. Cần ưu tiên cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng, mềm để trẻ dễ nuốt, dễ hấp thụ.
Với những thông tin trên đây, hi vọng cha mẹ sẽ tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi sốt siêu vi có cần kiêng gió không và trang bị những kiến thức hữu ích khi chăm sóc trẻ sốt siêu vi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.