Viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém và rất nhiều nguyên nhân khác. Trẻ bị viêm đường hô hấp cần được phát hiện và điều trị sớm để không ảnh hưởng tới sức khỏe và không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu ngay!
Bạn đang đọc: Trẻ bị viêm đường hô hấp và những điều cha mẹ cần biết
1. Viêm đường hô hấp là gì?
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, mỗi năm có hàng triệu trẻ nhỏ tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp, đặc biệt là viêm phổi. Điều đó cho thấy, viêm đường hô hấp là một vấn đề đáng lo ngại đối với trẻ nhỏ hiện nay.
Hệ hô hấp kéo dài từ mũi tới phế nang trong phổi, đảm nhiệm có chức năng lấy không khí để làm ẩm, sưởi ấm và lọc sạch trước khi đưa vào phổi. Là cơ quan ngoài cùng, “cửa ngõ” tiếp xúc không khí hệ hô hấp dễ dàng bị các tác nhân có hại tấn công.
Viêm đường hô hấp ở trẻ
Hệ hô hấp là “cửa ngõ” của cơ thể nên rất dễ bị mắc bệnh
2. Nhận diện trẻ bị viêm đường hô hấp
Khi bị viêm đường hô hấp, các bậc phụ huynh rất dễ nhận biết bệnh ở trẻ thông qua các dấu hiệu như sau:
2.1. Viêm đường hô hấp cấp tính
Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính thường diễn tiến nhanh chóng trong khoảng từ 1-2 tuần và biểu hiện rõ rệt thành các dấu hiệu như
– Sốt cao
– Sổ mũi
– Mũi có dịch màu xanh
– Ngạt mũi
– Hắt hơi
– Ho
– Khò khè
– Khó thở
– Đau họng
– Nuốt vướng
– Hôi miệng
– Người mệt mỏi
– Ăn uống kém
– Nôn mửa…
Các dấu hiệu này biểu hiện rất rõ ràng nên cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết thông qua quan sát, chăm sóc trẻ. Phần lớn trẻ nhỏ dễ mắc bệnh khi có sự thay đổi đột ngột của môi trường, khí hậu sống… Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy con có các dấu hiệu kể trên được được xác định cụ thể bệnh và điều trị kịp thời với bác sĩ chuyên khoa.
2.2. Viêm đường hô hấp mạn tính
Nếu viêm đường hô hấp cấp tính không được điều trị thì bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Khi mắc viêm nhiễm mạn tính, trẻ không có các biểu hiện bệnh quá rõ rệt nhưng thường xuyên tái phát khiến sức khỏe, cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề. Cha mẹ có thể nhận biết viêm đường hô hấp mạn tính ở trẻ thông qua các dấu hiệu như:
– Sốt nhẹ
– Sổ mũi, ngạt mũi kéo dài
– Mũi có dịch màu xanh
– Hắt hơi
– Ho
– Khò khè, khó thở
– Đau rát họng
– Hôi miệng
– Người mệt mỏi
– Ăn uống kém
– Nôn mửa…
Cha mẹ cần chủ động đưa con đi khám để được bác sĩ điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng thêm hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ như: viêm phổi và viêm phế quản, viêm cầu thận, viêm màng não…
Trẻ bị viêm đường hô hấp thường có các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, sổ mũi…
3. Điều trị viêm đường hô hấp
Hiện nay, phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên được áp dụng chủ yếu đối với trẻ nhỏ là sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh ở trẻ để kê đơn thuốc điều trị sao cho phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm, giúp làm giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ:
– Kháng sinh
– Kháng viêm
– Hạ sốt
– Giảm đau
– Giảm xung huyết
– Giảm phù nề
– Trị ho
– Thông mũi…
Các loại thuốc được sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám kỹ lưỡng cho trẻ. Cha mẹ chỉ dùng thuốc để điều trị viêm thanh quản cho bé khi được bác sĩ kê đơn, tuyệt đối không tự ý mua hay sử dụng mà chưa có chỉ dẫn.
Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng cần tránh áp dụng mẹo dân gian để chữa viêm thanh quản cho bé bởi các phương pháp này chưa được kiểm chứng, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm hoặc gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: 5 Điều cần biết khi điều trị cho trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm
Điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ cần có chỉ định của bác sĩ nhi khoa
4. Phòng ngừa mắc bệnh
Bệnh viêm đường hô hấp cấp không chỉ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng mà còn làm cản trở quá trình trưởng thành của trẻ. Do đó, việc phòng ngừa trẻ bị viêm đường hô hấp là vô cùng cần thiết để có thể bảo vệ sức khỏe cho trẻ tối ưu.
– Vệ sinh mũi họng khoa học hằng ngày cho trẻ để duy trì sức khỏe hệ hô hấp, ngăn ngừa tình trạng tác nhân có hại trú ngụ và gây bệnh.
– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nhiều người, tới nơi công cộng khó kiểm soát dịch bệnh.
– Đeo khẩu trang cho trẻ khi phải ra ngoài, tới nơi đông người hoặc nơi có không khí, môi trường không đảm bảo.
– Giữ ấm cơ thể và vùng họng của trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, cho trẻ uống nước ấm, hạn chế uống nước đá lạnh hoặc ăn kem.
– Sử dụng nước sạch, đảm bảo để chế biến thức ăn, nấu nướng và sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày của gia đình.
– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những thứ dễ gây dị ứng như phấn hoa, mỹ phẩm, thuốc, đồ chơi, hóa chất…
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất cần thiết cho trẻ, tăng cường bổ sung vitamin và các khoáng chất từ thực phẩm tươi xanh…
– Cho trẻ uống đủ nước, hạn chế các loại thức uống chứa nhiều đường hóa học như coca, trà sữa, nước trái cây đóng hộp…
– Điều trị dứt điểm các bệnh lý đường hô hấp cho trẻ để ngăn ngừa biến chứng gây viêm thanh quản.
– Tiêm phòng vắc xin cho trẻ đầy đủ và chủ động theo khuyến cáo để tạo hàng rào miễn dịch hiệu quả, giúp trẻ phòng ngừa mắc các bệnh lý nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: 7 Biểu hiện viêm tai giữa cho thấy bé cần được đi khám bác sĩ
Chăm sóc trẻ đúng cách để phòng ngừa viêm đường hô hấp
Như vậy, trẻ bị viêm đường hô hấp cần được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và không gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ cần theo dõi trẻ sát sao để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.