Trẻ bị viêm họng sốt kéo dài phải làm sao?

Trẻ nhỏ có thể bị viêm họng sốt kéo dài do nhiều nguyên nhân. Để biết chính xác nguyên nhân nào, cách xử lý ra sao, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ Nhi khoa sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ. Tuyệt đối không nên tự ý cho con uống thuốc theo đơn thuốc như của người lớn.

Bạn đang đọc: Trẻ bị viêm họng sốt kéo dài phải làm sao?

Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng sốt kéo dài

Trẻ bị viêm họng sốt kéo dài phải làm sao?

Trẻ bị viêm họng sốt nguyên nhân chủ yếu là do virus, vi khuẩn gây bệnh. (ảnh minh họa)

Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm họng sốt kéo dài, bệnh có thể khởi phát đột ngột hoặc tái phát, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Sốt cao do viêm họng là một trong số những triệu chứng khiến cơ thể của trẻ bị mất nước, mất chất điện giải, thậm chí nguy hiểm hơn là suy nhược cơ thể và đe dọa đến tính mạng của bé.

Các tác nhân chủ yếu khiến bé bị sốt viêm họng kéo dài là do virus, vi khuẩn. Phần lớn các trường hợp trẻ bị viêm họng là do virus gây ra, một số ít là do vi khuẩn.

Virus thường có khả năng lây lan trong không khí với phạm vi tương đối rộng và có khả năng xâm nhập vào cơ thể trẻ với tỷ lệ cao thông qua hệ thống hô hấp. Chúng hoành hành và phát triển khiến bé bị viêm họng, sốt cao trong vài ngày, khi này con cần phải được chăm sóc, khắc phục thì cơn sốt mới có thể được “dập tắt”. Chưa có thuốc đặc trị virus nên điều trị chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng.

Ngoài ra đối với viêm họng do nhiễm vi khuẩn Streptococcus cũng sẽ khiến bé bị sốt, ngoài ra có thể gây tình trạng nhiễm trùng họng và có khả năng tiến triển sang bệnh lý khác như viêm amidan khi đó bé thường sốt cao và kéo dài.

Trẻ bị viêm họng sốt kéo dài phải làm sao?

Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: 5 thông tin quan trọng

Trẻ bị viêm họng sốt kéo dài phải làm sao?

Bé bị sốt do viêm họng mẹ không nên lo lắng quá mà vội cho con uống kháng sinh nên áp dụng các biện pháp như cho trẻ uống hạ sốt (nếu sốt cao từ 38,5 độ C), lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát,..(ảnh minh họa)

Thông thường khi bé bị sốt ba mẹ khoan vội dùng thuốc hạ sốt, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể trẻ từ 38,5 độ C. Các biện pháp mà mẹ nên áp dụng lúc này là chườm ấm (dùng khăn thấm nước ấm lau các vị trí cổ, nách, bẹn của trẻ), mặc quần áo thông thoáng cho con, không nên quá ủ ấm bé quá mức khiến nhiệt đọ không thể thoát được ra ngoài được.

Sau khi đã lau người và cho trẻ uống thuốc, nếu con không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cơn sốt vẫn không thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện ngay?

Trẻ bị viêm họng sốt kéo dài phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Cảm cúm ở trẻ và thuốc cảm cúm trẻ em 3 tháng tuổi

Chuyên khoa Nhi tại Hệ thống Y tế Thu Cúc là địa chỉ y tế uy tín được các bậc phụ huynh tin tưởng, lựa chọn chăm sóc sức khỏe của trẻ. (ảnh minh họa)

Nếu trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt hay các cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện, bên cạnh đó nếu thấy con có các biểu hiện sau cũng nên đưa bé đi thăm khám ngay để có biện pháp xử trí kịp thời:

  • Vùng cổ họng có dấu hiệu ửng đỏ thành từng mảng, sưng to, viêm nhiễm nặng gây nên cảm giác đau rát quá mức.
  • Bé chán ăn, không muốn ăn uống hoặc không thể ăn khi họng đau.
  • Viêm họng sốt kéo dài kèm theo triệu chứng khó thở, thở mạnh, thở gấp và có cảm giác đau nhiều tại lồng ngực khi thở mạnh.
  • Viêm họng sốt kèm theo triệu chứng đau khớp, cứng cổ, đau tai.
  • Bé khạc ra đờm, lẫn máu hoặc ho ra máu.
  • Viêm họng hoặc viêm họng sốt kéo dài trên 1 tuần không khỏi.

Việc điều trị viêm họng sốt kéo dài, trước tiên phải làm giảm triệu chứng sốt của trẻ, sau đó cần tìm ra “thủ phạm” gây sốt từ đó việc điều trị mới có hiệu quả. Điều trị bệnh viêm họng ở trẻ em sẽ không phức tạp nếu như trẻ được thăm khám sớm và được chẩn đoán chính xác bởi các bác sĩ Nhi khoa tại cơ sở y tế uy tín.

Trong quá trình điều trị, ba mẹ tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có kết quả thăm khám chính xác vì có thể gây biến chứng hoặc khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *