Trẻ bị viêm khớp háng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển. Việc phát hiện sớm trẻ mắc viêm khớp háng có ý nghĩa quan trọng. Bởi, các bé mắc bệnh sẽ được can thiệp điều trị sớm, hạn chế tối đa các ảnh hưởng do bệnh để lại và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: Trẻ bị viêm khớp háng và 4 cách điều trị hiệu quả
1. Vì sao trẻ bị viêm khớp háng?
Trẻ bị viêm khớp háng hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác do đâu. Tuy nhiên, dựa vào những dấu hiệu của bệnh, các bác sĩ có thể nghi ngờ bé bị đau, viêm khớp háng do những nguyên dưới đây:
1.1. Chấn thương
Trẻ bị chấn thương ở vùng đầu gối nhiều lần hoặc chấn thương trong thời gian dài. Nếu không được điều trị dứt điểm hay điều trị sai cách, trẻ sẽ dẫn tới bị đau, sưng và mắc viêm khớp háng.
Trẻ bị viêm khớp háng có thể là do chấn thương
1.2. Nhiễm virus
Viêm khớp háng là một bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu, nếu không được chăm sóc, bảo vệ tốt rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh nên viêm khớp háng.
1.3. Di truyền
Viêm khớp háng là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp. Đây là bệnh di truyền. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người mắc các bệnh về xương khớp như: thoái hóa hóa khớp háng, viêm khớp háng… thì nguy cơ bé nhà bạn mắc viêm khớp háng hoàn toàn có thể xảy ra.
1.4. Trẻ thừa cân, béo phì
Những trẻ quá béo, cân nặng tăng nhanh và vượt mức cho phép dễ làm tăng tổn thương lên khớp háng. Nguy cơ bé mắc viêm khớp háng cũng cao hơn các trẻ ở mức cân nặng bình thường khác.
Lưu ý rằng, trẻ mắc viêm khớp háng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ chóng khỏi và không để lại những ảnh hưởng về sau. Trẻ hết bệnh có thể phục hồi toàn chỏm xương đùi và phát triển bình thường. Song nếu được phát hiện và điều trị quá muộn sẽ khiến bệnh tình cua trẻ thêm tiến triển nặng, mức độ đau nhức ở háng sẽ dữ dội hơn. Không chỉ gặp khó khăn trong đi lại, chỏm xương đùi của trẻ có thể sẽ bị tiêu đi, vừa khó điều trị, lâu khỏi bệnh lại dễ biến chứng thoái hóa khớp.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh
Viêm khớp háng là bệnh khởi phát đột ngột, gần như không có dấu hiệu rõ ràng. So với người lớn, các dấu hiệu viêm khớp háng ở trẻ nhỏ càng khó nhận biết. Vì vậy, bố mẹ có con nhỏ nên lưu ý và quan sát con nhiều hơn trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Bố mẹ có thể phát hiện sớm con bị viêm khớp háng thông qua những dấu hiệu nhận biết sau:
– Bé bước đi tập tễnh, cảm thấy khó khăn mỗi khi xoay khớp háng hay ngồi xổm;
– Bé cảm thấy đau khớp háng với mức độ thường xuyên hoặc nhiều hơn bình thường;
– Mọi vận động liên quan đến khớp háng đều gặp khó khăn, dẫn tới đau nhức;
– Vùng khớp háng của bé bị sưng lên khiến bé cảm thấy đau và nhức.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Viêm khớp háng khiến bé cảm thấy đau nhức khớp háng, đi lại gặp nhiều khó khăn
Nhiều trường hợp trẻ trước khi xuất hiện các biểu hiện viêm khớp háng đã bị lên sốt hay bị viêm tai mũi họng, hệ tiêu hóa hay sinh dục. Một số trẻ bị ngã chấn thương hay béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp háng. Nếu con bạn thuộc những trường hợp này kèm theo triệu chứng sưng, đau khớp háng, bố mẹ nên cho con đi khám sớm để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.
3. 04 phương pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ hiệu quả
Hiện nay, có 4 cách điều trị viêm khớp háng cho trẻ hiệu quả, thường được áp dụng. Tùy từng thể trạng và mức độ bệnh tình của trẻ, các bác sĩ sẽ quyết định áp dụng 1 phương pháp riêng lẻ hoặc phối hợp nhiều phương pháp với nhau để tạo hiệu quả điều trị tốt nhất.
3.1. Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp điều trị bằng thuốc, dựa trên nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng trẻ gặp phải. Thường thì trẻ viêm khớp háng sẽ phải sử dụng cả thuốc kháng sinh để giảm đau, kháng viêm.
Một số trẻ viêm khớp kháng điều trị nội khoa có thể xảy ra tác dụng phụ. Lý do là bởi trẻ phải uống cả thuốc kháng sinh.
3.2. Áp dụng vật lý trị liệu
Phương pháp này thường được kết hợp với phương pháp điều trị nội khoa, tức là kết hợp cho trẻ uống thêm thuốc. Mục đích là để hạn chế tình trạng viêm nhiễm do sưng đau khớp háng ở trẻ. Đồng thời cũng giúp cải thiện bệnh lý theo hướng tích cực và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
3.3. Phương pháp chỉnh hình khớp
Trường hợp trẻ mắc viêm khớp háng nặng, để không ảnh hưởng tới khả năng đi lại sau này, thì có thể áp dụng phương pháp chỉnh hình khớp. Nếu điều trị bằng phương pháp này, trẻ cần phải hạn chế đi lại. Như vậy thì mới có thể mau khỏi và không để lại ảnh hưởng sau này.
3.4. Phẫu thuật khớp háng
Phẫu thuật khớp háng là phương pháp cuối cùng nếu cả 3 cách bên trên đều không mang lại hiệu quả tốt nhất nhất. Phương pháp này áp dụng với những trẻ mắc viêm khớp háng nặng, dùng thuốc nhưng không đạt hiệu quả. Một số trẻ mắc viêm khớp háng ở mức nghiêm trọng rất có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thay khớp háng nhân tạo.
>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản phổi ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ viêm khớp háng cần được thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp
Trẻ mắc viêm khớp háng cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học:
– Thường xuyên bổ sung nhiều canxi, vitamin D và omega 3 để tốt cho xương khớp.
– Bổ sung những thức ăn giàu vitamin từ rau xanh và trái cây.
– Tạo cho trẻ thói quen vận động và tập thể dục thể thao thường xuyên. Điều này giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của bé.
– Không nên cho trẻ vận động quá nhiều. Bởi, trẻ mắc viêm khớp háng không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Trẻ cũng cần được hạn chế lên xuống cầu thang liên tục để tránh ảnh hưởng đến xương khớp.
Như vậy, trẻ bị viêm khớp háng dù ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé. Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ tại nhà. Đồng thời hãy đưa con đi khám ngay nếu bé có biểu hiện đau nhức khớp háng hoặc tái phát lại do chấn thương hay vận động quá mức.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.