Trẻ biếng ăn hay ngậm mẹ phải làm như thế nào? 

Trẻ biếng ăn hay ngậm là “nỗi ám ảnh” của không ít bà mẹ, ông bố trong quá trình nuôi con nhỏ. Tình trạng kéo dài lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và tinh thần của bố mẹ. Vậy làm thế nào để “giải quyết” tình trạng này, những “bí quyết” hữu ích sẽ được bật mí ở trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Trẻ biếng ăn hay ngậm mẹ phải làm như thế nào? 

1. Nguyên nhân khiến trẻ hay ngậm khi ăn

Trẻ biếng ăn hay ngậm mẹ phải làm như thế nào? 

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và hay ngậm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ hay ăn ngậm bao gồm:

– Trẻ đang mắc bệnh đặc biệt là những bệnh lý gây khó chịu trong người khiến bé khó nuốt hoặc các bệnh lý về đường tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi và không muốn ăn.

– Thức ăn không phù hợp với khẩu vị, sở thích của bé khiến trẻ lười nuốt, hay ăn ngậm.

– Trẻ có thói quen lười nhai do được ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu. Khi bé không chịu nhai đồng nghĩa với việc men tiêu hóa sẽ không được kích thích và bài tiết đủ làm cho trẻ biếng ăn và hay ngậm khi ăn.

2. Những bí quyết trị trẻ biếng ăn, hay ngậm

Trẻ ăn ngậm lâu ngày cũng có thể trị khi mẹ áp dụng những tuyệt chiêu dưới đây:

2.1 Mẹ hãy thử mạnh dạn bỏ đói bé

Mẹo này hiệu quả là bởi trẻ ăn hay ngậm một phần là do bé không có cảm giác đói. Vì vậy, một tuyệt chiêu để trị trẻ biếng ăn và ngậm thức ăn không chịu nuốt chính là để trẻ đói. Khi đói bé sẽ đòi ăn và lúc đó quá trình ăn trở nên dễ dàng hơn, ngon miệng hơn. Nếu trẻ ngậm lâu, không chịu nuốt, mẹ nên dọn ngay đồ ăn của bé đi và có thể cho con ăn lại sau khoảng 1-2 tiếng.

Để trẻ có cảm giác đói, mẹ cần lưu ý không cho trẻ ăn vặt nhiều trong ngày nhất là những thực phẩm gây khó tiêu và không ép trẻ ăn quá nhu cầu. Đồng thời, mẹ cần điều chỉnh giờ ăn sao cho bụng trẻ kịp tiêu hóa thức ăn. Theo lời chuyên gia mỗi bữa ăn của trẻ nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

2.2 Cho bé ngồi ăn cùng gia đình

Trẻ nhỏ có đặc điểm rất thích quan sát và bắt chước hành động của người lớn xung quanh. Nếu trẻ đã biết ngồi ghế, bố mẹ nên để bé ngồi ăn cùng bàn với các thành viên trong gia đình. Trong bữa ăn, mọi người trong gia đình có thể hướng dẫn trẻ cách lấy thức ăn bỏ vào đĩa, đút lên miệng. Bên cạnh đó, tích cực khích lệ và động viên khi bé ngồi ăn ngoan, nuốt tốt.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em và những điều cần biết

Trẻ biếng ăn hay ngậm mẹ phải làm như thế nào? 

Cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình sẽ khiến trẻ vui vẻ và ăn ngon miệng hơn

2.3 Cho bé ăn dặm đúng cách

Một điều rất quan trọng mà nhiều mẹ thường không để ý là cho bé ăn dặm đúng độ tuổi. Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và ăn hay ngậm. Thêm vào đó, việc mẹ chế biến thức ăn không phù hợp với độ tuổi của bé làm bé không chịu nuốt. Vì vậy, mẹ cần cho trẻ ăn đúng cấu trúc như sau:

– Trẻ khoảng 5-6 tháng tuổi: cấu trúc thức ăn phù hợp cho trẻ là bột sánh.

– Trẻ giai đoạn 7-11 tháng tuổi: thức ăn nên được ninh mềm, nghiền sơ để trẻ có thể tự làm tan bằng lưỡi rồi nuốt.

– Trẻ 12-15 tháng tuổi: Mẹ chỉ cần nấu thức ăn sao cho mềm, cắt to khoảng 0,5 cm, dài 2 – 3 cm đủ để con có thể tự nhai được.

2.4 Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ để cải thiện trẻ biếng ăn hay ngậm

Cách cho trẻ ăn ít ngậm hơn chính là chia nhỏ các bữa ăn. Chia nhỏ bữa ăn sẽ làm cho dạ dày trẻ không bị đầy từ đó hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động ổn định hơn. Đồng thời, bé sẽ không bị ngán khi phải ăn quá nhiều một lúc, có cảm giác thèm ăn hơn.

2.5 Thời gian ăn không kéo dài hơn 30 phút

Đây là khoảng thời gian phù hợp cho một bữa ăn của trẻ. Mẹ chỉ nên để bé ăn trong khoảng 30 phút trở lại. Nếu trong 30 phút trẻ không ăn hết khẩu phần thì bố mẹ vẫn nên dọn thức ăn đi. Việc này lặp đi lặp lại sẽ hình thành cho bé thói quen ăn nhanh hơn nếu muốn được ăn no.

2.6 Thay đổi thực đơn liên tục

Thường xuyên thay đổi thực đơn cũng như là cách trang trí món ăn thật nhiều màu sắc, thu hút trẻ từ đó sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn và cải thiện đáng kể tình trạng ngậm thức ăn. Để làm được việc này mẹ cần lên danh sách cụ thể từng món ăn mỗi ngày để tránh lặp lại nhiều lần kèm theo tham khảo các cách chế biến mới lạ để đổi khẩu vị cho trẻ.

Trẻ biếng ăn hay ngậm mẹ phải làm như thế nào? 

>>>>>Xem thêm: Thời điểm “vàng” cho sự phát triển chiều cao của trẻ

Những món ăn đẹp mắt sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn hay ngậm

2.7 Không cho trẻ vừa ăn vừa chơi hạn chế trẻ biếng ăn hay ngậm

Đây là một trong những sai lầm của các phụ huynh khi cho con ăn. Việc trẻ vừa ăn vừa chơi, vừa sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, ipad sẽ khiến bé mất tập trung vào việc ăn uống, dẫn tới ngậm thức ăn thường xuyên hơn. Thay vào đó, cần tập thói quen cho bé, phải tập trung ăn cho đến khi xong mới được làm việc khác. Trong lúc con ăn, mẹ có thể khuyến khích bé bằng cách kể chuyện vui, động viên và khen con giỏi để bé nuốt nhanh hơn.

2.8 Kiểm tra xem bé có đang mắc bệnh gì không

Khi trẻ biếng ăn ngậm thức ăn bất ngờ mẹ cần cân nhắc việc trẻ đang mắc một số bệnh. Ví dụ như đau họng, loét miệng,… làm bé khó nuốt, hay ngậm thức ăn trong miệng. Trong trường hợp này, cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ giúp tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Từ đó, ta sẽ có hướng khắc phục hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho bé.

Nhóm bệnh khác ta cũng nên lưu ý khi trẻ biếng ăn ngậm thức ăn là bệnh đường tiêu hóa. Khi đó, cơ thể trẻ hạn chế hấp thu dinh dưỡng và làm trẻ mệt mỏi, không muốn ăn. Lúc này, phụ huynh nên chủ động khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa. Điều này giúp bé ăn ngon miệng trở lại. Cách khắc phục an toàn nhất là nên bổ sung các vi khuẩn có lợi. Chúng có nhiều trong sữa chua, các chế phẩm men vi sinh, … Những vi khuẩn này giúp cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì trẻ mới có thể ăn uống ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng được.

Trẻ biếng ăn ngậm thức ăn là hiện tượng phổ biến. Vậy nên phụ huynh không cần quá lo lắng và sốt ruột. Việc các bố mẹ nên làm là kiên trì áp dụng những mẹo nhỏ trên cho bé. Nếu tình trạng trẻ biếng ăn hay ngậm không tiến triển tốt hơn, bố mẹ nên cho con đi khám tại chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *