Trẻ biếng ăn hay nôn trớ là tình trạng gây “ám ảnh” ở nhiều bậc phụ huynh trong quá trình nuôi con. Tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gây ra hiện tượng hấp thu kém, suy dinh dưỡng. Như vậy, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ biếng ăn, nôn nhiều và tìm cách khắc phục hiệu quả để cho con một cơ thể thật khỏe mạnh.
Bạn đang đọc: Trẻ biếng ăn hay nôn trớ, cha mẹ phải làm gì để khắc phục?
1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn hay nôn trớ
1.1 Tâm sinh lý bất ổn của con
Tâm lý “sợ” đồ ăn hoặc có ấn tượng xấu là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn, nôn trớ nhiều. Trẻ có tâm lý này có thể do từng bị ép ăn, quát mắng, dọa nạt trong lúc ăn hoặc ăn đi ăn lại một món làm trẻ chán ăn.
Bên cạnh đó, trẻ có thể biếng ăn do sinh lý vì cơ thể con đang trong quá trình biến đổi, tiêu biểu là mọc răng, tập bò,… khiến trẻ bỏ bú, lười ăn, ăn không ngon.
Tâm lý “sợ” đồ ăn là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn, nôn trớ nhiều.
1.2 Con đang mắc bệnh lý
Trẻ biếng ăn, nôn trớ nhiều thường do trẻ đang mắc một số bệnh lý, cụ thể là những bệnh sau:
– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: dù trẻ ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính thì đều sẽ có những triệu chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, bỏ bú, trẻ biếng ăn,…Khi con gặp vấn đề về đường tiêu hóa, dạ dày căng chướng và gây nôn trớ nếu bị ép ăn. Vào ban đêm, con thường xuyên quấy khóc, trằn trọc, ngủ không ngon giấc,…
– Những bệnh lý đường ruột: nguyên nhân làm con biếng ăn, nôn trớ. Trẻ gặp hiện này này liên tiếp trong thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo con đang có những bệnh lý về đường ruột chẳng hạn như loạn khuẩn đường ruột, viêm dạ dày, viêm ruột, lồng ruột, teo tá tràng,….Kèm theo nôn là những biểu hiện khác như phát ban, đau bụng, sốt,…
– Trẻ bị viêm hô hấp: đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày. Do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu nên vi khuẩn, virus dễ tấn công hệ hô hấp của con gây ra ho khan, ho có đờm, viêm họng, nghẹt mũi,… Hiện tượng này xảy ra lâu ngày dẫn đến viêm họng, viêm mũi, tiểu phế quản, viêm phổi,… Kèm theo đó là biểu hiện thở khò khè, khó nuốt do đờm đang bị tắc nghẽn làm cản trở quá trình lưu thông khí. Trẻ em chưa đủ khả năng đẩy đờm ra ngoài, nên bé luôn cảm giác khó chịu, buồn nôn. Khi ăn no, không khí làm giãn cơ phía dưới thực quản khiến thức ăn dễ bị trào ngược gây ra nôn trớ.
– Trẻ bị táo bón: trong thời gian mắc táo bón, bụng trẻ hay bị chướng, khó tiêu do không đi đại tiện được. Việc này làm cho trẻ không muốn ăn, khó chịu, mắc ói và ói khi ăn.
Ngoài ra trường hợp mẹ thường xuyên cho con ăn quá no cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và hay mắc ói, nhất với trẻ sơ sinh. Dạ dày trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện đủ, dung tích khá nhỏ nên nếu bé bị ép bú quá nhiều sẽ gây nôn trớ.
2. Cách xử trí cải thiện biếng ăn và nôn trớ ở trẻ nhỏ
Khi gặp tình trạng trẻ biếng ăn, nôn trớ thì cha mẹ cần tìm cách để khắc phục ngay tình trạng này, tránh trường hợp xảy ra lâu ngày sẽ dẫn đến con bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của con.
2.1 Trẻ biếng ăn hay nôn trớ trong thời kỳ bú mẹ
Với trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ bú sữa mẹ, mẹ nên chia nhỏ lượng bú một ngày của con. Mỗi lần bú không nên cho trẻ bú quá nhiều, gây chướng bụng và dễ bị nôn.
Khi bú xong, mẹ nên bế trẻ ít nhất 15 phút, không đặt trẻ nằm ngay hoặc nô đùa với trẻ làm không khí tràn vào cơ thể làm con buồn nôn.
Tìm hiểu thêm: Bật mí cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất cho trẻ
Khi bú xong, mẹ không đặt trẻ nằm ngay hoặc nô đùa với trẻ làm không khí tràn vào cơ thể làm con buồn nôn.
2.2 Trẻ biếng ăn hay nôn trớ trong thời kỳ ăn dặm
Đây là thời kỳ mẹ cần chú ý nhất vì con tiếp xúc với nhiều loại thức ăn dễ bị rối loạn tiêu hóa. Những lời khuyên từ bác sĩ chuyên gia dành cho mẹ nuôi con trong thời kỳ này là:
– Thực hiện chia nhỏ khẩu phần ăn một ngày của con thành nhiều bữa. Do kích thước dạ dày con còn khá nhỏ, nên để con dễ tiêu hóa, không bị đầy bụng cha mẹ nên giảm lượng thức ăn một bữa và tăng số lượng bữa trong ngày.
– Làm phong phú thực đơn cho trẻ bằng cách thay đổi mớn thường xuyên với nhiều cách chế biến, giúp trẻ ăn ngon miệng và thích thú với bữa ăn.
– Không ép con ăn khi con không muốn: việc này làm trẻ dễ lâm vào cảm giác “sợ hãi” khi đến bữa ăn, “chán ghét” đồ ăn.
– Tuyệt đối không để con vận động mạnh sau khi ăn xong: trẻ cười đùa, chạy nhảy rất dễ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
2.3 Trẻ biếng ăn do mắc bệnh tiêu hóa
Với những trẻ biếng ăn do mắc bệnh lý, phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân gây biếng ăn và trớ. Để phát hiện những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và có cách điều trị hiệu quả, cách tốt nhất cha mẹ đưa con đến thăm khám ở bệnh viện uy tín.
Với trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa cho con. Ngoài ra, cha mẹ nên tham khảo cách massage bụng, toàn cơ thể cho con để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
3. Dinh dưỡng để cải thiện trẻ biếng ăn
Khi trẻ biếng ăn, các mẹ nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Những sản phẩm chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ sử dụng là thịt bò, lòng đỏ trứng gà, giá đỗ, các loại rau xanh, rau chân vịt,… Mẹ nên lựa chọn sữa không chứa đường lactose rất dễ làm rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tim ở trẻ em loạn nhịp tim và suy tim
Tháp dinh dưỡng dành cho trẻ biếng ăn hay nôn trớ
Trẻ nôn nhiều, mẹ nên tuyệt đối tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo như thức ăn nhanh, đồ chiên xào, hoặc hàm lượng lipid cao như tôm, cua; có chứa chất độc như măng tươi, măng khô,… làm cản trở quá trình hấp thu của trẻ, trầm trọng thêm tình trạng đầy bụng, trào ngược dạ dày.
Tình trạng trẻ biếng ăn, thường xuyên nôn trớ kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của con, cả thể chất và tinh thần. Trẻ dễ mắc các chứng rối loạn tăng trưởng vô cùng nguy hiểm. Do vậy, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân trẻ biếng ăn, mắc ói. Đồng thời, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp khắc phục kịp thời, chấm dứt tình trạng để cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho con mỗi ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.