Trẻ biếng ăn không tăng cân lâu ngày làm cho cơ thể gầy yếu, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc bệnh. Để cải thiện tình trạng này, các bậc phụ huynh cần phải tìm ra nguyên nhân khiến trẻ lười ăn và không tăng cân.
Bạn đang đọc: Trẻ biếng ăn không tăng cân: Nguyên nhân và cách cải thiện?
1. Các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn không tăng cân
Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 1- 6. Trẻ biếng ăn có nhiều mức độ: trẻ ăn ít hơn tiêu chuẩn của độ tuổi, chỉ ăn một số loại thức ăn, hoặc nghiêm trọng hơn là không chịu ăn loại thức ăn nào, cảm thấy sợ hãi và nôn trớ khi nhìn thấy thức ăn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
1.1. Trẻ biếng ăn không tăng cân do gặp vấn đề về sức khỏe
Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn khá yếu nên trẻ sẽ hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe như: ốm sốt, viêm tai mũi họng, viêm phế quản, tiêu chảy, …, Khi mắc các bệnh lý này, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, dẫn đến không tăng cân, thậm chí sụt cân.
1.2. Trẻ biếng ăn không tăng cân do bố mẹ cho con ăn sai sách
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn đến từ chính cách cho con ăn của các bậc phụ huynh. Hiện nay không ít gia đình đang vô tình tạo lập cho con những thói quen không tốt khi ăn, và chính những thói quen này đã gây ra chứng biếng ăn ở trẻ. Ví dụ như:
– Cho trẻ ngậm thức ăn rất lâu trong mồm mà không can thiệp
– Không giới hạn thời gian bữa ăn, cho trẻ kéo dài bữa ăn cả tiếng đồng hồ
– Cho trẻ đi ăn rong, hoặc cho trẻ vừa ăn vừa xem ti vi/chơi đồ chơi. Điều này khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn, dẫn đến không cảm thấy hứng thú khi ăn và không ăn nhiều.
– Cho trẻ ăn vặt trước bữa chính, hoặc cho trẻ ăn không đúng bữa dẫn tới tình trạng trẻ không thèm ăn.
– Cho trẻ ăn những món mà trẻ yêu thích trong một thời gian dài khiến bé kén ăn, không có nhu cầu ăn các món khác, lâu dài gây mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ, khiến trẻ chậm hoặc không tăng cân. Cũng có trường hợp thực đơn bữa ăn quá nhàm chán, lặp lại ngày này qua ngày khác khiến trẻ không hứng thú ăn, sinh biếng ăn.
1.3. Trẻ biếng ăn không tăng cân do yếu tố tâm lý
Tâm lý của trẻ không tốt cũng có thể là một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Những yếu tố tác động tới tâm lý của trẻ có thể là:
– Bố mẹ hay quát tháo khi cho trẻ ăn, ép trẻ ăn, … Điều này khiến cho trẻ sợ các bữa ăn và dẫn tới biếng ăn.
– Môi trường, địa điểm ăn và người cho trẻ ăn thay đổi cũng có thể làm cho trẻ không muốn ăn
– Sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì cũng sẽ tác động tới tâm lý trẻ và có thể khiến trẻ chán ăn.
– Áp lực trong học tập có thể gây căng thẳng cho trẻ, dẫn tới tình trạng biếng ăn.
2. Biếng ăn không tăng cân kéo dài gây ra hậu quả gì?
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị đúng nhất
Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao về sau
Nếu tình trạng biếng ăn không tăng cân ở trẻ kéo dài, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng. Sức đề kháng của trẻ sẽ bị suy giảm, và trẻ sẽ rất dễ ốm bệnh, khiến cho tình trạng biếng ăn càng trở nên trầm trọng hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chiều cao về sau. Trẻ có thể sẽ có vóc dáng thấp bé hơn so với bạn bè đồng tuổi và thường xuyên ốm yếu, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. Do đó, bố mẹ cần phải sớm tìm cách khắc phục khi thấy con thường xuyên biếng ăn.
3. Cách cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn không tăng cân
Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
3.1. Không ép trẻ ăn
Khi thấy con ăn ít, biếng ăn, nhiều gia đình thường ép con ăn bằng nhiều cách như: quát tháo, đánh mắng, đe dọa,…
>>>>>Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu bị thủy đậu, phân biệt với sốt virus phát ban
Bố mẹ không nên ép con ăn khi con không muốn
Như đã phân tích ở trên, hành động này sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và con càng không muốn ăn hơn. Do đó, bố mẹ cần thay đổi hành vi này, không ép con ăn khi con không muốn. Thay vào đó, bố mẹ cần tạo tinh thần thoải mái cho con và tập trung chuẩn bị bữa ăn sáng thật giàu dinh dưỡng cho trẻ, vì đây là thời điểm con cảm thấy đói nhất sau một giấc ngủ dài.
3.2. Thay đổi đa dạng thực đơn và trình bày đẹp mắt
Nếu trẻ biếng ăn do các món ăn lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài, mẹ nên thay đổi thực đơn thật đa dạng, kèm theo trang trí thật đẹp mắt để kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.
Đặc biệt, thực đơn của bé phải được đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, có như vậy bé mới có thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng.
3.3. Hình thành thói quen ăn uống khoa học và đúng bữa cho trẻ
Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ cũng cần tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, tốt nhất nên cho trẻ ăn cùng cả gia đình. Khi thấy bố mẹ, ông bà ăn ngon miệng, trẻ cũng sẽ cảm thấy hứng thú ăn và ăn được nhiều hơn so với khi ngồi ăn một mình.
Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn. Các món ăn vặt như bánh kẹo, bim bim,… sẽ khiến trẻ ngang bụng, và tới bữa chính, trẻ sẽ không có nhu cầu ăn nữa.
Ngoài ra, bố mẹ không được cho trẻ xem ti vi hay dùng điện thoại, chơi đồ chơi trong khi ăn để tránh sự xao lãng của con.
3.4. Chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ
Nếu trẻ biếng ăn, không ăn được nhiều trong bữa chính, bố mẹ có thể cải thiện bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ. Thay vì 3 bữa chính, mẹ có thể chia thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày và chế biến đa dạng thực phẩm để con có thể nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
3.5. Tránh cho trẻ uống quá nhiều nước trước và trong khi ăn
Uống nhiều nước trước và trong khi ăn sẽ khiến trẻ cảm thấy no bụng, do đó con sẽ ăn ít hơn, nhiều khi con còn thấy khó chịu và bị đầy bụng sau khi ăn. Do đó, bố mẹ cần hết sức tránh việc cho con uống nước quá nhiều trước và trong bữa ăn.
Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý hạn chế cho bé uống sữa vào giữa đêm, vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới bữa ăn sáng hôm sau của trẻ.
3.6. Cho trẻ tăng cường vận động thể thao
Một biện pháp nữa có thể kích thích trẻ ăn nhiều hơn, đó là cho trẻ tăng cường vận động hàng ngày với môn thể thao mà trẻ thích. Việc vận động sẽ khiến trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, do đó trẻ sẽ cảm thấy đói bụng hơn.
Trong trường hợp trẻ còn nhỏ, mẹ có thể massage cho con để giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.
Ngoài những biện pháp trên, phụ huynh cũng có thể khuyến khích con vào bếp cùng mình, hoặc bổ sung các sản phẩm hỗ trợ kích thích tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho trẻ.
Nếu đã thử áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không thấy không hiệu quả, bố mẹ cần đưa con đi khám để các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách khắc phục phù hợp hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.