Trẻ còi xương: 5 độ tuổi cần lưu ý và cách cải thiện chiều cao

Trẻ còi xương do thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa các chất như Canxi, vitamin D, Phosphate khiến xương mềm, yếu, dễ gãy. Còi xương dẫn đến tình trạng chậm lớn, hoặc bị biến dạng xương. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, có 20 – 40% trẻ em Việt Nam đang bị tình trạng này, trong đó có đến 8,9% bị nặng. Để giảm thiểu nguy cơ, bố mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc trẻ trong 5 giai đoạn quan trọng.

Bạn đang đọc: Trẻ còi xương: 5 độ tuổi cần lưu ý và cách cải thiện chiều cao

1. Nhận biết trẻ còi xương qua các giai đoạn

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, tỷ lệ trẻ còi xương ở nước ta chiếm 65,8% (năm 2003), và giảm còn 39,1% vào năm 2014. Trong đó, độ tuổi chủ yếu là các bé dưới 2 tuổi. Năm 2020, tỷ lệ trẻ bị còi xương dưới 5 tuổi là khoảng 23 – 24%, giảm 30% so với năm 2010. Tuy nhiên, so với mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới đề ra (dưới 20% đối với các nước đang phát triển) thì đây vẫn là một tỉ lệ cao.

1.1. Còi xương trong bào thai

Em bé có thể bị còi xương ngay từ trong thai kỳ nếu mẹ không cung cấp đủ canxi và vitamin D. Đa phần các trường hợp còi xương bào thai là trẻ sinh đôi, sinh ba hoặc bị sinh non. Dấu hiệu trẻ còi xương có thể được nhận biết thông qua việc tham chiếu số đo thực tế với các chỉ số siêu âm từng mốc trong thai kỳ. Bên cạnh đó, khi cơ thể không cung cấp đủ canxi cho thai nhi, mẹ bầu cũng có biểu hiện mệt mỏi, đau lưng, mỏi khớp, dễ sâu răng.

Trẻ còi xương: 5 độ tuổi cần lưu ý và cách cải thiện chiều cao

Mẹ bầu không cung cấp đủ canxi, con sinh ra có nguy cơ bị còi xương

Các nghiên cứu cho thấy, trong thai kỳ, nhu cầu vitamin D của thai phụ sẽ tăng gấp 3 lần so với bình thường, đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ 3. Việc đảm bảo cung cấp kịp thời hàm lượng vitamin D và Canxi khi mang thai góp phần đáng kể vào việc ngừa còi xương cho trẻ từ đầu đời.

1.2. Trẻ còi xương dưới 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D cao. Lý do là vì ở độ tuổi này rất nhiều mẹ ở cữ, cho con tập lẫy, bò trong nhà, trẻ ít được tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời. Bên cạnh đó, một số mẹ bỉm thực hiện ăn kiêng sau sinh, bao gồm cả việc loại trừ các thực phẩm giàu canxi như tôm, cá cũng sữa mẹ thiếu hụt hàm lượng canxi cần thiết. Từ đó trẻ bị còi xương sớm, biểu hiện chính là rụng tóc vành khăn, khó ngủ về đêm, ra mồ hôi trộm nhiều, bú kém…

1.3. Trẻ còi xương trên 6 tháng tuổi

Đây là nhóm trẻ có tỉ lệ còi xương lớn nhất. Việc sống trong môi trường thiếu ánh sáng lâu ngày và không được bổ sung vitamin D, Canxi chính là nguyên nhất cốt lõi.

Ngoài các biểu hiện như rụng tóc vành khăn, hay quấy khóc, bỏ bú, khó vào giấc ngủ đêm, ở độ tuổi này, bố mẹ còn có thể nhận thấy các triệu chứng còi xương điển hình như:

– Thóp đầu lâu liền.

– Mọc răng không đều, mọc chậm.

– Chân đi không vững, trẻ chậm biết đi.

– Bụng to, chân bị cong, chiều cao thấp hơn tiêu chuẩn.

1.4. Trẻ từ 2 – 6 tuổi

Trong giai đoạn này, hầu hết trẻ đã đi học mầm non nên được hoạt động thể chất thường xuyên. Đây là giai đoạn khung xương của trẻ có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Chiều cao tiêu chuẩn của bé gái và bé trai 2 tuổi là khoảng 85 – 86cm. Thông thường, mỗi năm bé tăng thêm từ 7 – 10cm và đạt khoảng 105 – 110cm khi chạm mốc 6 tuổi. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ còi xương do thiếu chất.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách chữa viêm tai giữa cho trẻ

Trẻ còi xương: 5 độ tuổi cần lưu ý và cách cải thiện chiều cao

Trẻ còi xương: 5 độ tuổi cần lưu ý và cách nhận biết, điều trị

Bố mẹ nên kiểm tra chiều cao của con thường xuyên để nhận biết trẻ có phát triển bình thường không. Ngoài ra, có thể nhận biết trẻ còi xương hay không dựa trên các đặc điểm:

– Con thấp hơn so với đa số các bạn cùng tuổi

– Răng trẻ mọc chậm và dễ sâu.

– Lồng ngực có xu hướng bị lõm hoặc nhô.

– Chân cong, bàn chân bẹt.

1.5. Giai đoạn dậy thì

Từ 10 – 15 tuổi là giai đoạn khung xương, cơ bắp và chức năng sinh dục phát triển vượt bậc. Các nghiên cứu khoa học cho biết giai đoạn này quyết định 23% chiều cao trung bình khi trưởng thành. Với tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh, ở trẻ bình thường, mỗi năm có thể tăng thêm từ 10 – 15cm cho đến 14 tuổi (ở bé gái) hoặc 17 tuổi (ở bé trai). Sau đó, tốc độ phát triển chiều cao sẽ giảm dần.

Trẻ còi xương: 5 độ tuổi cần lưu ý và cách cải thiện chiều cao

>>>>>Xem thêm: Sởi ở trẻ nhỏ: Những hiểu biết cơ bản

Từ 10 – 15 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển vượt bậc về chiều cao, nhưng cũng dễ bị còi xương

Nếu không được bổ sung đủ các chất hỗ trợ phát triển chiều cao trong giai đoạn này, tốc độ phát triển của xương bé chắc chắn sẽ bị chậm lại, và trẻ có nguy cơ bị còi xương. Cha mẹ dễ dàng nhận thấy trẻ chậm phát triển chiều cao so với bạn bè cùng trang lứa.

– Cơ bắp trẻ nhão, mềm.

– Trẻ dễ mệt, vận động kém.

2. Cách xử lý trẻ bị còi xương

Để cải thiện tình trạng còi xương cho bé, bố mẹ cần chú ý:

– Ngay từ khi mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin và Canxi mà cơ thể cần.

– Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ có thể cung cấp đủ nhu cầu Canxi trẻ cần. Mẹ đừng quên ăn uống đủ chất và cho trẻ bú sữa hoàn toàn.

– Xây dựng chế độ ăn khoa học, đảm bảo hàm lượng Canxi và các chất hỗ trợ phát triển hệ xương theo độ tuổi. Các sản phẩm như sữa, tôm, cá nhỏ, rau xanh đậm màu rất giàu Canxi. Vitamin D có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, các loại nấm và cá…

– Đối với trẻ đang bú sữa, nên xem xét bổ sung thêm sữa ngoài hoặc canxi (nếu hàm lượng canxi trong sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé. Đồng thời bổ sung các chất hỗ trợ hấp thu canxi như Vitamin D, Kẽm, Magie, Phosphate.

– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, vui chơi ngoài trời vào sáng (7 – 9 giờ) và chiều (sau 4 gờ) để giúp trẻ hấp thu Vitamin D tự nhiên.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ để theo dõi sự phát triển chiều cao, cân nặng.

Ngoài ra, cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và đảm bảo giấc ngủ sâu cho trẻ. Trong trường hợp con bị còi xương nặng, còi xương do bệnh lý, bố mẹ cần đưa bé đi kiểm tra sức khỏe và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện bệnh. Một số trường hợp đặc biệt, trẻ có thể cần dùng đến thuốc đặc trị hoặc các phương pháp can thiệp y tế khác.

Trẻ còi xương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển sau này. Việc phòng ngừa nguy cơ thai chậm tăng trưởng, nhận biết sớm dấu hiệu còi xương ở trẻ qua các giai đoạn là rất quan trọng. Cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt của con để giúp con điều chỉnh. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu còi xương, hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi – TCI để được tư vấn, hỗ trợ cải thiện đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *