Trẻ em bị tật viễn thị có cần đeo kính không?

Là một trong số 3 tật khúc xạ quen thuộc thường được nhắc đến trong đời sống hàng ngày, viễn thị là vấn đề về mắt có thể xảy ra với bất cứ ai. Độ tuổi bị viễn thị rất đa dạng và mức độ ảnh hưởng thị lực cũng khác nhau ở mỗi người. Tình trạng này có thể khiến cho người bệnh khó chịu, nhất là đối với trẻ nhỏ còn đang trong quá trình học tập và vui chơi. Vậy bị tật viễn thị có cần đeo kính không?

Bạn đang đọc: Trẻ em bị tật viễn thị có cần đeo kính không?

1. Nguyên nhân gây nên viễn thị

Trẻ em bị tật viễn thị có cần đeo kính không?

Tiêu điểm nằm phía sau võng mạc là đặc điểm của mắt viễn

Tương tự như cận thị hay loạn thị, viễn thị là một tật khúc xạ ở mắt. Tật này xuất hiện do sự sai lệch trong cấu trúc mắt gồm: độ cong giác mạc và độ dài trục nhãn cầu. Đối với người có mắt chính thị (mắt bình thường không mắc tật khúc xạ), độ cong giác mạc và độ dài trục nhãn cầu sẽ phù hợp sao cho ánh sáng đi vào mắt hội tụ lại tại 1 điểm (tiêu điểm) nằm ngay trên võng mạc, nhờ đó mà hình ảnh nhìn thấy được rõ ràng, sắc nét. Nhưng đối với người bị viễn thị, mắt thường có độ cong giác mạc rất thấp, tạo nên hình dáng dẹt, cùng với đó là trục nhãn cầu ngắn khiến cho ánh sáng hội tụ tại phía sau võng mạc mắt.

Sự sai lệch ở các yếu tố này có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung có 4 nguyên nhân chính gồm:

– Do bẩm sinh: từ khi sinh ra người bệnh đã mang đặc điểm nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong.

– Do thói quen hàng ngày: không giữ đúng khoảng cách nhìn khi giải trí, học tập và làm việc, thường xuyên có thói quen/đặc thù công việc phải nhìn xa lâu khiến thể thủy tinh luôn dãn, dần dần mất tính đàn hồi và không còn khả năng điều tiết phồng lên.

– Do lão hóa: theo thời gian, thể thủy tinh cũng bị lão hóa như bất cứ bộ phận nào khác của con người. Khi đó, thể thủy tinh cứng lại, mất tính đàn hồi không phồng lên được.

– Do mắc bệnh lý võng mạc hoặc khối u mắt.

2. Viễn thị ảnh hưởng như nào đến thị lực trẻ?

Trái ngược hoàn toàn với cận thị, viễn thị là tật khúc xạ khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi nhìn các vật thể ở gần, nhất là những việc cần tập trung như đọc sách, nhìn màn hình điện thoại. Mặc dù vậy, họ có thể nhìn xa rất tốt, rõ nét mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Nhức mỏi mắt có thể là biểu hiện viễn thị ở trẻ

Ngoài triệu chứng cơ bản trên, viễn thị còn có thể biểu hiện qua một số triệu chứng đi kèm như:

– Nhức đầu, đau thái dương, đau hốc mắt

– Đau mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt khi tập trung nhìn gần

– Phải nheo mắt, cảm thấy mệt mỏi khi phải làm việc lâu ở khoảng cách gần, trong khi nhìn xa không gây khó chịu.

– Bộ mặt viễn thị: để nhìn rõ trẻ thường nhíu mày, co mắt khiến cho vùng mắt trẻ viễn thị có những nếp nhăn đặc trưng.

– Mắt có xu hướng quay vào trong, nặng hơn có thể bị lé trong.

– Bị tăng nhãn áp, thường rơi vào bệnh nhân bị viễn thị do thể mi to và tiền phòng hẹp.

Ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường khi nhìn, học tập, cha mẹ nên cho con đi khám sớm để tránh ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực. Cụ thể nếu trẻ có độ viễn thị ở hai mắt không đều thì não sẽ có khuynh hướng tự bỏ qua hình ảnh, tín hiệu đến từ mắt có độ viễn nặng hơn. Khi đó mắt ấy sẽ không còn phát triển đường dẫn truyền thị giác như bình thường, gây nên tình trạng nhược thị.

3. Trẻ bị viễn thị có cần đeo kính không?

Đối với trẻ nhỏ, viễn thị có thể xảy ra ở nhiều trường hợp và mỗi trường hợp sẽ có cách cải thiện phù hợp, tùy theo mức độ viễn cũng như nguyên nhân dẫn đến viễn thị.

3.1 Trẻ mới sinh và còn nhỏ

Có thể nhiều người không biết rằng, trên thực tế, bất cứ trẻ em nào khi mới sinh ra và trong những năm tháng đầu đời đều mắc tật viễn thị. Trẻ càng nhỏ, độ viễn thị càng nặng. Tuy nhiên tình trạng này sẽ cải thiện khi bé lớn dần và phát triển hoàn thiện. Vậy bé mắc tật viễn thị có cần đeo kính không? Câu trả lời chính là Không, vì nó không cần thiết và sẽ hết hẳn theo từng độ tuổi của bé.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Tròng kính váng dầu là gì?

Trẻ em bị tật viễn thị có cần đeo kính không?

Trẻ nhỏ đều bị viễn ngay khi mới sinh

Ở trẻ em khoảng 2 – 3 tuổi, thị lực của trẻ sẽ bị viễn ở mức 3 độ, nếu đến độ tuổi này trở đi, mắt trẻ không hoặc ít phát triển thì trẻ sẽ duy trì tình trạng viễn thị đến khi lớn nhưng trường hợp này cũng khá hiếm gặp. Để kiểm soát thị lực của trẻ cha mẹ nên cho con đi khám định kì đều đặn để phát hiện sự bất thường sớm và có biện pháp điều trị thích hợp.

3.2 Trẻ đã đi học

Đối với những trẻ lớn hơn, qua thời kì viễn thị sơ sinh và mắt đã phát triển thành mắt chính thị với thị lực bình thường nhưng bị viễn lại thì đây là lúc cha mẹ rất cần lưu ý.

Nguyên nhân của viễn thị lúc này gây ra do các tác nhân bên ngoài như học tập, đọc sách, truyện, đọc chữ ở khoảng cách xa quá lâu khiến mắt quen với việc nhìn xa, giác mạc dãn dần gây khó khăn khi điều tiết nhìn gần. Trẻ được chẩn đoán là viễn thị khi đi khám và phát hiện có khúc xạ cầu lớn hơn hoặc bằng +2,0D sau liệt điều tiết, nếu chỉ số nhỏ hơn thì không ảnh hưởng tới thị lực của trẻ.

“Ở trường hợp trẻ lớn như thế này bị viễn thị có cần đeo kính không?” là câu hỏi các bậc phụ huynh rất quan tâm vì không muốn điều này làm ảnh hưởng đến việc học tập và hoạt động phát triển của con. Theo các bác sĩ nhãn khoa, trẻ bị viễn với mức độ từ nhẹ đến vừa có thể nhìn xa mà không cần đeo kính vì mắt của trẻ còn khá linh hoạt nên tình trạng viễn thị sẽ được cải thiện dần dần khi được chăm sóc đúng cách.

Lúc này trẻ nên tham gia các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện, sách báo để làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh, từ đó giảm độ viễn thị tự nhiên.

Các độ viễn và mức độ tương ứng cha mẹ có thể tham khảo:

– Nhẹ: ≤ +2,75D

– Vừa: +3,0D – +4,75D

– Nặng: ≥ +5,00D

4. Bảo vệ mắt trẻ ngay khi có thể

Điều đáng buồn là gần như không có cách nào có thể ngăn chặn hoàn toàn tật viễn thị, tuy nhiên để bảo vệ, tăng cường sức khỏe mắt và giảm thiểu nguy cơ viễn ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điều:

– Nắm rõ các triệu chứng viễn thị và để ý những biểu hiện bất thường ở trẻ để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm

– Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A tự nhiên cho bé như hoa quả tươi và rau màu như cà rốt, khoai lang, dưa hấu….

– Cho bé thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nhất là sau khi học tập cả ngày dài, tránh để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu.

– Cho trẻ đi khám mắt định kì từ 1-2 lần/năm

Trẻ em bị tật viễn thị có cần đeo kính không?

>>>>>Xem thêm: Tân mạch võng mạc: Triệu chứng và điều trị

Chuyên khoa mắt – Thu Cúc TCI là địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn

Chuyên khoa mắt – Thu Cúc TCI là địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn để khám và điều trị các bệnh lý nhãn khoa. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành với chuyên môn sâu rộng và hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề. Cùng với đó là cơ sở vật chất khang trang rộng rãi và hệ thống trang thiết bị hiện đại, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi đưa con đi thăm khám và điều trị.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã phần nào giúp cha mẹ trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị viễn thị có cần đeo kính không?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn đặt lịch kiểm tra sức khỏe mắt cho con, hãy liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *