Trẻ em bị tay chân miệng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trẻ em bị tay chân miệng là hiện tượng phổ biến và cũng rất dễ lây lan. Bệnh sẽ được điều trị khỏi sau khoảng từ 5 đến 7 ngày nếu như áp dụng đúng biện pháp. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên đề phòng những biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng.

Bạn đang đọc: Trẻ em bị tay chân miệng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vậy dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ là gì, cách điều trị thế nào, cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ

Tay chân miệng (Tên tiếng Anh là HFMD- Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do nhóm virus đường ruột gây ra, điển hình là 2 loại virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71). Ở giai đoạn đầu, bệnh thường xuất hiện các biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc da hoặc phỏng nước xuất hiện tập trung ở các vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối hoặc ở bên trong miệng của trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý không phải trường hợp trẻ bị tay chân miệng nào cũng có triệu chứng giống nhau, bởi các triệu chứng còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Trong đó, Virus Coxsackievirus A16 là chủng phổ biến hơn với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường có thể tự khỏi sau khoảng từ 5 đến 7 ngày. Trái lại, virus Enterovirus 71 lại hình thành những biến chứng nguy hiểm, thậm chí nặng nhất có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra thì tay chân miệng cũng có thể xuất phát từ một số loại virus đường ruột khác. Các loại virus này thường sống trong đường tiêu hóa và có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, nước bọt hoặc phân của người bệnh. Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng có thể xảy ra kể cả khi trẻ cầm, nắm các vật dụng của người bệnh.

2. Dễ dàng nhận biết trẻ em bị tay chân miệng qua những dấu hiệu điển hình

Nhìn chung, các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ thường rất dễ nhận biết, trong đó, một số dấu hiệu tay chân miệng điển hình nhất bao gồm:

– Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, nếu sốt cao kéo dài mà không hạ sốt thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng ư

– Xuất hiện những tổn thương ở da, cụ thể, mọc mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, vùng quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân. mông hoặc đầu gối

– Đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc nhiều…

– Đặc biệt, nếu như trẻ có những biểu hiện dưới đây thì bố mẹ cần ngay lập tức đưa con đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị kịp thời:

– Quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm mà không ngủ thì cha mẹ cần đề phòng bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh

– Sốt kéo dài trên 48 giờ, đã cho uống thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ không giảm

– Xuất hiện một số biến chứng về thần kinh như giật mình, chới với khi ngủ, co giật

Trẻ em bị tay chân miệng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nhìn chung, trẻ em bị tay chân miệng thường có dấu hiệu dễ nhận biết như: Đau, loét miệng, xuất hiện thương tổn ở da…

3. Cần đề phòng những biến chứng tay chân miệng nguy hiểm

Thông thường, tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, khi bệnh đã tiến triển nặng rồi mới cho trẻ đi khám hoặc bố mẹ tự ý cho trẻ dùng thuốc điều trị thì nguy cơ xảy ra biến chứng là vô cùng cao. Trong đó, những biến chứng tay chân miệng thường gặp nhất bao gồm:

3.1. Những biến chứng về thần kinh

Những biến chứng thần kinh của tay chân miệng có thể bao gồm: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy với những biểu hiện như sau:

– Co giật từng cơn ngắn trong 1 đến 3 giây, chủ yếu là co giật ở tay và chân, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu ngủ hoặc khi trẻ nằm ngửa

– Một số dấu hiệu: Bứt rứt, mắt trợn ngược, liệt dây thần kinh sọ não …

– Hôn mê đi kèm với các biểu hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn

3.2. Những biến chứng về tim mạch và hô hấp

Một số biến chứng về tim mạch, hô hấp thường gặp của tay chân miệng là: Viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch với những biểu hiện như:

– Mạch đập nhanh (khoảng trên 150 lần/phút)

– Huyết áp tăng cao đột ngột, ở giai đoạn sau có thể không đo được mạch và huyết áp

– Bệnh nhi thở nhanh, khò khè, hơi thở rít, không đều

– Da tím tái, nội khí quản có thể lẫn máu hoặc bọt hồng

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống Rota

Trẻ em bị tay chân miệng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Cần đề phòng những biểu hiện tay chân miệng nguy hiểm ở trẻ như: Quấy khóc dữ dội, sốt cao trên 48h…

4. Điều trị tay chân miệng ở trẻ thế nào?

Đa phần các trường hợp bệnh nhân bị tay chân miệng đều có thể hồi phục nếu được áp dụng đúng biện pháp. Ngược lại, việc tự ý điều trị không chỉ khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn mà còn có thể kéo theo những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa ngay từ khi phát hiện dấu hiệu bệnh để được lên phương án điều trị kịp thời.

Hiện nay, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc biệt mà chỉ chủ yếu tập trung làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi tê tại chỗ để giảm đau do các vết loét trong miệng như Paracetamol, lúc này bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Một lưu ý quan trọng khi điều trị tay chân miệng cho trẻ đó là phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi tác nhân gây bệnh là virus, trong khi đó, kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn chứ không thể tác động lên virus, ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh còn có thể kéo theo tác dụng phụ khiến virus phát triển.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, để trẻ có thể hồi phục sức khỏe hiệu quả, bố mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với việc theo dõi sức khỏe thường xuyên.

– Rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay trước khi nấu ăn hoặc khi cho trẻ ăn

– Giữ vệ sinh môi trường nhà ở sạch sẽ, chú ý vệ sinh cả các vật dụng trẻ hay cầm nắm như đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa

– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là thời điểm giao mùa khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

– Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, thức ăn nấu chín rồi mới cho trẻ em, đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày

– Xử lý khăn giấy và tã lót đúng nơi

Trẻ em bị tay chân miệng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Viêm tai xương chũm ở trẻ: nguyên nhân và phác đồ điều trị

Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý về Nhi được nhiều phụ huynh tin tưởng

Tốt hơn hết, trẻ em bị tay chân miệng cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và có phương hướng điều trị kịp thời. Phụ huynh an tâm khi lựa chọn khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI bởi:

– Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn

– Đội ngũ điều dưỡng tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc trẻ như chăm người thân

– Trang thiết bị hiện đại, tân tiến phục vụ tối đa cho việc khám chữa

– Không gian rộng rãi, hiện đại…

– Công tắc phòng dịch nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng đến thăm khám và điều trị

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *