Trẻ em bị viêm amidan cha mẹ cần làm gì?

Viêm amidan là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp nhất ở trẻ. Khi trẻ em bị viêm amidan, nhiều cha mẹ chủ quan mua thuốc về tự điều trị dẫn đến biến chứng khôn lường. Vậy hiểu thế nào cho đúng về bệnh lý này, cha mẹ nên làm gì khi trẻ mắc bệnh cũng như phòng bệnh cho trẻ?

Bạn đang đọc: Trẻ em bị viêm amidan cha mẹ cần làm gì?

1. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ em bị viêm amidan

Viêm amidan không còn xa lạ với nhiều cha mẹ khi nhắc đến, thế nhưng không phải cha mẹ nào cũng nắm được các triệu chứng của bệnh.

Trẻ em bị viêm amidan cha mẹ cần làm gì?

Amidan sưng to là dấu hiệu điển hình khi trẻ em bị viêm amidan

Thông thường, viêm amidan sẽ xuất hiện kèm theo tình trạng viêm và tổn thương các cơ quan, bộ phận vùng hầu họng với các triệu chứng điển hình như: họng rát, nuốt có cảm giác đau

– Khi dùng gương và đèn nhỏ để quan sát bên trong vùng miệng sẽ thấy amidan bị sưng tấy và đỏ, kèm theo những cảm giác khó chịu.

– Trẻ có thể thường xuyên thực hiện các động tác khạc nhổ để đẩy các đờm, chất nhầy vướng vùng cổ họng ra ngoài.

– Trẻ thường có cảm giác nóng, rát và khát nước vùng cổ họng. Đặc biệt là vào mùa hè, nhiều trẻ khi đã bị viêm amidan lại có xu hướng uống đồ lạnh nhiều hơn vô tình tạo nên những tổn thương nặng hơn cho amidan.

– Trẻ có thể sốt nhẹ do cơ chế chống lại những vi sinh vật gây hại đang tấn công amidan.

Ngoài những biểu hiện trên,các đợt viêm amidan cấp tính còn có thời gian diễn biến rất nhanh. Trẻ nhanh chóng chuyển sang viêm họng cấp, ho, sổ mũi,… khiến cơ thể khó chịu. Khi các đợt viêm amidan mạn tính không được điều trị dứt điểm sẽ khiến tình trạng viêm chuyển sang giai đoạn mạn tính gây tổn thương nghiêm trọng vùng hầu họng. Ở dạng viêm amidan mạn tính, amidan thường có hai dạng: thể quá phát và thể theo. Thể viêm amidan quá phát là dạng thường gặp với biểu hiện amidan sưng to, nổi hẳn ra ngoài và gây cảm giác đau dữ đội khi nhai, nuốt. Thể viêm amidan xơ teo thì ngược lại, 2 amidan có xu hướng teo nhỏ hơn bình thường. Tuy nhiên dù ở thể viêm nào thì khi chuyển sang giai đoạn mạn tính đều cần cẩn trọng nhất là khi xuất hiện các hốc mủ trắng, amidan có mùi hôi và màu sắc amidan xám dần, đậm màu. Đây đều là các dấu hiệu cho thấy viêm amidan có thể sắp chuyển sang giai đoạn biến chứng nguy hiểm.

2. Các bước xử lý cha mẹ nên nắm được khi trẻ em bị viêm amidan

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ bị ngứa vùng kín

Trẻ em bị viêm amidan cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ em bị viêm amidan, cha mẹ hãy chủ động đưa bé đi thăm khám

Ngay từ khi trẻ có dấu hiệu hơi đau cổ họng, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện súc miệng nước muối sinh lý đồng thời kết hợp tăng đề kháng cho trẻ thông qua các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam. Cùng với đề kháng của trẻ, các dấu hiệu chớm của bệnh sẽ được cơ thể tự hóa giải.

Tuy nhiên, phần lớn tình trạng viêm amidan được phát hiện khi trẻ đã có những triệu chứng điển hình của bệnh. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là nên đưa trẻ tới thăm khám và điều trị đúng phác đồ. Việc điều trị đúng phác đồ sẽ giúp giải quyết triệt để tình trạng bệnh, đồng thời bác sĩ cũng sẽ cân đối được liều lượng thuốc phù hợp với cơ thể trẻ, tránh gây tình trạng nhờn thuốc hoặc lạm dụng kháng sinh.

Ngược lại, nếu cha mẹ tự ý điều trị cho trẻ, việc lạm dụng kháng sinh rất có thể sẽ xảy ra hoặc điều trị không đúng cách khiến tình trạng bệnh trở nên dai dẳng và chuyển sang viêm amidan mạn tính rất khó điều trị.

Song song với việc dùng thuốc điều trị, cha mẹ có thể kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để giúp thời gian phục hồi của trẻ được nhanh chóng nhất, cụ thể:

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, trẻ sơ sinh đang bú mẹ cần duy trì cho trẻ bú đầy đủ và có thể cho trẻ bú nhiều hơn, các trẻ còn lại cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất. Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ lạnh.

– Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể phục hồi. Ba mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát, yên tĩnh, nên tránh nằm phòng điều hòa quá lạnh.

3. Viêm amidan có gây biến chứng không?

Trẻ em bị viêm amidan cha mẹ cần làm gì?

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị sốt co giật: 3 bước xử trí, hạn chế tổn thương não

Viêm amidan không điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi,…

Bất kỳ bệnh lý nào không được điều trị kịp thời đều có thể gây nên biến chứng nguy hiểm, với viêm amidan cũng vậy, đặc biệt khi đối tượng nhiễm bệnh là trẻ nhỏ. Các biến chứng nguy hiểm của amidan mà trẻ có thể gặp phải là:

– Viêm amidan lan rộng sang các vùng xung quanh gây viêm. Một số bệnh lý hệ quả của viêm amidan thường gặp nhất là: viêm quanh amidan, viêm tai giữa, viêm thanh quản,… nhiều trường hợp chuyển biến viêm phế quản, viêm phổi nguy hiểm ở trẻ.

– Các cơn ngưng thở khi ngủ. Amidan to, choán hết vùng cửa họng. Viêm amidan kéo theo các tổ chức xung quanh sưng nề trong đó có màn hầu lưỡi gà có thể gây nên các cơn ngưng thở vô cùng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

4. Trẻ viêm amidan khi nào cần cắt bỏ

Song song với phương pháp điều trị bằng thuốc, hiện nay, nhiều cha mẹ có xu hướng cho con cắt amidan khi bị viêm. Điều này có thực sự tốt? Trên thực tế, amidan có vai trò như “người chấn giữ” vùng cửa họng, bắt giữ và ngăn chặn các vi khuẩn gây hại xâm nhập. Mặc dù so với hệ thống miễn dịch của cơ thể, chức năng này tương đối nhỏ song với trẻ lại có vai trò hết sức quan trọng.

Điều trị viêm amidan ở trẻ, cần ưu tiên bảo tồn tối đa amidan. Các trường hợp cắt amidan chỉ được chỉ định khi đây là biện pháp cuối cùng khi amidan được xác định gần như mất hoàn toàn chức năng, trở thành một nơi chứa vi khuẩn gây hại và có dấu hiệu biến chứng và gây viêm lan rộng sang các vùng xung quanh. Thông thường, khi trẻ viêm amidan mạn tính, tái phát quá nhiều lần trong năm và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chẩn đoán có nên cắt hay không.

Việc cắt amidan chỉ được thực hiện khi có chẩn đoán bác sĩ và trẻ có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật như: đủ tuổi, thể trạng tốt, trẻ không mắc các bệnh như máu khó đông, trẻ bị tiểu đường, cao huyết áp,…

Để phòng ngừa viêm amidan cho trẻ, cha mẹ nên chủ động hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng miệng hằng ngày và thực hiện thói quen ăn uống hợp lý, không ăn quá lạnh để tránh làm tổn thương amidan vùng hầu họng. Trên đây là một số thông tin liên quan tới tình trạng viêm amidan ở trẻ. Những kiến thức cơ bản trên đây hi vọng sẽ giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *