Do điều kiện sống và khả năng kiểm soát vi khuẩn HP còn nhiều hạn chế vì vậy tỷ lệ người mắc viêm dạ dày HP ngày càng nhiều. Đặc biệt là số lượng trẻ em bị viêm dạ dày HP ngày càng có xu hướng tăng cao. Việc kiểm soát bệnh ở trẻ em sẽ khó hơn rất nhiều ở người lớn.
Bạn đang đọc: Trẻ em bị viêm dạ dày hp có nguy hiểm không ?
1. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em
Trước đây nhiều người cho rằng chỉ người lớn mới bị viêm dạ dày HP. Tuy nhiên thực tế hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng bị viêm dạ dày HP.
1.1 Bệnh viêm dạ dày HP dương tính là gì?
HP là loại vi khuẩn có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Chúng xâm nhập vào cơ thể và thường sinh sống trong lớp nhầy của dạ dày và gây ra viêm loét. Vi khuẩn HP tương đối phổ biến ở các nước Đông Nam Á do chất lượng đời sống của người dân còn thấp. Tỷ lệ nhiễm HP tính trên người dân chiếm khoảng gần 60%. Số lượng trẻ em bị viêm dạ dày HP cũng tương đối cao. Đặc biệt là trẻ trong độ tuổi ăn dặm và mẫu giáo
1.2 Vì sao trẻ em bị viêm dạ dày HP
Vi khuẩn HP có thể lây từ người sang người qua nhiều con đường: Đường miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày miệng. Trẻ em dễ mắc viêm dạ dày HP hơn so với người lớn do các bé chưa biết giữ vệ sinh trong ăn uống. Bên cạnh đó do thói quen ăn uống chung với người lớn cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ người lớn.
- Số lượng trẻ em bị viêm dạ dày HP ngày càng gia tăng
2. Các triệu chứng khi trẻ bị viêm dạ dày HP
Phần lớn những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng. Đặc biệt trẻ bị mắc bệnh rất khó phát hiện vì các bé chưa biết mô tả rõ ràng. Các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý tới sự thay đổi của trẻ để giúp phát hiện bệnh sớm.
– Đau vùng bụng trên
– Đầy bụng, khó tiêu
– Trẻ lười ăn, sụt cân
– Buồn nôn và nôn
– Đi ngoài ra phân có màu đen
- Trẻ thường bị đau bụng vùng thượng vị
3. Chẩn đoán viêm dạ dày HP dương tính ở trẻ em
Bên cạnh việc quan sát các triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ thì cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được chẩn đoán cụ thể. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám lâm sàng chỉ định thực hiện một số xét nghiệm.
– Xét nghiệm xâm lấn: Can thiệp nội soi dạ dày để làm sinh thiết – mô học, urease test, cấy, PCR, FISH
– Xét nghiệm không xâm lấn: Xét nghiệm hơi thở, phân, nước tiểu, máu, nước bọt
Trước khi thực hiện xét nghiệm HP trẻ nên dừng uống thuốc kháng sinh ít nhất 1 tháng, ngưng uống thuốc ức chế tiết acid dịch vị ít nhất 2 tuần.
3.1 Chẩn đoán viêm dạ dày bằng nội soi dạ dày
Nếu trẻ nội soi dạ dày, tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm HP như sau:
– Kết quả cấy dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori
– Có bằng chứng về mô học nhiễm HP trên mẫu sinh thiết với 1 xét nghiệm dương tính trong số các xét nghiệm: PCR, FISH, urease test
– Nếu mô học phù hợp với nhiễm HP nhưng các xét nghiệm trên không thực hiện được thì có thể sử dụng kết quả của xét nghiệm không xâm lấn nhằm hỗ trợ chẩn đoán
3.2 Chẩn đoán không nội soi khi trẻ em bị viêm dạ dày hp
Đối với các trẻ không nội soi dạ dày có thể thực hiện: Xét nghiệm hơi thở hoặc tìm kháng nguyên trong phân để tìm vi khuẩn HP. Các xét nghiệm trên thường dùng để chẩn đoán nhiễm HP ở trẻ có cha mẹ bị ung thư dạ dày hoặc trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu mạn. Hai xét nghiệm này còn giúp theo dõi diễn biến của bệnh sau khi điều trị diệt vi khuẩn.
Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết gì về loét dạ dày cấp?
- Nội soi là một trong những biện pháp giúp xác định tình trạng bệnh về dạ dày
4. Đối tượng trẻ em nào cần được tầm soát HP?
– Trẻ sinh có cha mẹ hoặc người thân bị ung thư dạ dày
– Trẻ bị MALT lymphoma hoặc bị loét dạ dày
– Trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt kháng trị
– Những bé bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn
5. Điều trị khi trẻ em bị viêm dạ dày HP
Phác đồ điều trị viêm dạ dày dương tính HP sẽ là sự kết hợp của ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế hoặc kháng acid dạ dày. Một liệu trình điều trị thường kéo dài khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc từng trường hợp.
Viêm điều trị viêm dạ dày ở trẻ em sẽ gặp nhiều khó khăn vì:
– Trẻ em rất khó tuân thủ theo phác đồ điều trị. Nguyên nhân vì các loại thuốc diệt vi khuẩn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Buồn nôn, đắng miệng, rối loạn tiêu hóa khiến việc điều trị khó được duy trì trong thời gian dài
– Tỷ lệ trẻ em tái nhiễm vi khuẩn HP khá cao do các bé không biết giữ gìn sức khỏe sau khi điều trị
– Vi khuẩn HP kháng thuốc: Hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc không hiếm gặp do đó bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
6 . Phòng ngừa nhiễm HP ở trẻ em
Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm cao do chúng thường tồn tại trong nước bọt, khoang miệng, mảng bám trên răng của người bệnh. Vi khuẩn dễ dàng lây truyền từ người này sang người kia qua việc ăn uống chung. Đối với trẻ em thì việc phòng tránh bệnh càng gặp nhiều khó khăn vì các bé chưa ý thức được việc tự bảo vệ bản thân. Các bậc phụ huynh cần chú ý tới các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe của con.
– Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cùng nước sạch và xà phòng
– Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống
– Tránh sử dụng chung dụng cụ ăn uống cùng người lớn
– Tuyệt đối không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân: Bàn chải, khăn mặt,…
– Người lớn bị viêm dạ dày HP tuyệt đối không đút và nêm nếm thức ăn cho trẻ
– Hạn chế cho trẻ em ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn có vị chua cay. Đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối và chất bảo quản cũng nên hạn chế ăn
>>>>>Xem thêm: Tắc ruột ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
- Các bậc phụ huynh nên nhắc nhở con cái rửa tay sạch cùng xà phòng trước khi ăn
Số lượng trẻ em bị viêm dạ dày HP ngày càng nhiều vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý tới các biện pháp phòng bệnh cho con. Nếu không may nhiễm bệnh cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.