Trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Nỗi lo lắng chung của nhiều bậc phụ huynh khi bác sĩ chỉ định chụp X-quang cho trẻ là: Trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì không? Nhiều người được biết, chụp X-quang là có sử dụng tia X – đây là tia bức xạ có hại, khi trẻ chụp X-quang sẽ có nguy cơ bị phơi nhiễm phóng xạ, gây bệnh ung thư sau này. Liệu quan điểm trên đã hoàn toàn đúng?

Bạn đang đọc: Trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

1. Chụp X-quang là gì? 

Trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Hình ảnh chụp x quang phổi ở trẻ em

Chụp X-quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng tia X – chùm tia bức xạ có năng lượng cao được phát ra từ máy chụp x-quang (còn gọi là chụp X Ray).

Các tia X này sẽ đi xuyên qua các mô mềm và các thành phần dịch trong cơ thể, hình ảnh sẽ được thu lại. Từ đó các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lý và đưa ra hướng điều trị hoặc các chỉ định khác cần thiết cho bệnh nhân. 

2. Lợi ích của chụp X-quang

– Chẩn đoán nhiều bệnh bên trong cơ thể mà bằng mắt thường các bác sĩ sẽ không thể nhìn thấy được.

– Phát hiện sớm một số dấu hiệu bất thường trong cơ thể, là cơ sở cho những căn cứ mà bác sĩ nghi ngờ và có thể chỉ định làm thêm một số xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán khác như chụp cắt lớp vi tính – CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI, chọc sinh thiết tế bào, xét nghiệm,… 

3. Trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì không? 

Trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Mô tả hình ảnh trẻ chụp X-quang

Tia X rất độc hại nhưng phương pháp chụp X-quang cho trẻ em khá an toàn, thường ít gây hại cho trẻ vì các bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng tia xạ X ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo có thể nhìn thấy được hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể. Điều này giúp hạn chế nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho bé.

Phụ huynh cần biết, vốn dĩ hàng ngày cơ thể chúng ta đã phải tiếp xúc với những nguồn phóng xạ từ môi trường sống (ánh sáng mặt trời là một ví dụ) nên không chỉ riêng gì tia X khi chụp X-quang. Do đó, nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ do chụp X-quang không phải là một vấn đề lớn khiến các bậc phụ huynh lo lắng. 

4. Thông tin mẹ cần biết thêm

– Mặc dù lượng tia phóng xạ X khi chụp cho trẻ ở mức thấp, tương đối an toàn nhưng nếu tần suất chụp X-quang nhiều lần, cách nhau quá gần thì nguy cơ trẻ bị nhiễm phóng xạ từ tia X là có thể.

Bạn chỉ nên chụp X quang khoảng 5-7 lần/năm. Các trường hợp trẻ cần chụp X-quang nhiều lần, bác sĩ sẽ phải cân nhắc số lần chụp và khoảng cách chụp giữa các lần để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm phóng xạ cho trẻ. 

– Ngoài ra nếu lạm dụng chụp X-quang nhiều lần, tần suất các lần gần nhau có thể làm bỏng da của trẻ, rụng tóc do bị phơi nhiễm tia X. 

– Với những trẻ mắc các bệnh tim phức tạp như tim bẩm sinh, suy hẹp van tim,… khi chụp X-quang nhiều sẽ tiếp xúc với liều lượng phóng xạ tích lũy lớn, có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn trẻ có sức khỏe bình thường.

Chính vì vậy, phụ huynh không nên tự ý cho trẻ đi chụp x-quang trừ khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần thiết. Tránh lạm dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không thực sự cần thiết, để giảm tối đa nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ ở trẻ.

5. Những trường hợp nào thì trẻ cần chụp X-quang?

Tìm hiểu thêm: Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Chụp X-quang giúp chẩn đoán rất nhiều bệnh lý đặc biệt là các bệnh lý về cơ xương khớp

Chụp X-quang giúp chẩn đoán rất nhiều bệnh lý như viêm phổi, viêm khớp, gãy xương, các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, cơ xương khớp, …

Đặc biệt là các bệnh lý về cơ xương khớp như trẻ bị té, ngã gãy chân-tay,… Chụp X-quang thường không được sử dụng để đánh giá các mô mềm như gan vì hình ảnh ghi lại từ chụp X-quang ở gan thường mờ và không rõ nét, khiến các bác sĩ khó chẩn đoán chính xác. 

6. Quy trình chụp X-quang 

– Khi chụp X-quang, trẻ sẽ được đưa vào phòng kín chuyên biệt chỉ dành cho đối tượng có chỉ định chụp X-quang. Phòng được thiết kế và cách ly đúng tiêu chuẩn để tránh rò rỉ phóng xạ.

– Trong phòng sẽ có con và các bác sĩ, kỹ thuật viên chụp X-quang.

– Con sẽ được thay quần áo, trang phục chuyên biệt dành cho người bệnh chụp X-quang.

– Cởi bỏ toàn bộ các vật dụng, trang sức bằng kim loại để đảm bảo kết quả chụp được chính xác.

– Trẻ sẽ được hướng dẫn giữ nguyên tư thế, không cử động để kết quả chụp được chính xác.

Trong một số trường hợp trẻ quấy khóc, hay ngọ nguậy không đứng yên, có thể cần cần tới sự trợ giúp của các kỹ thuật viên để trấn an tinh thần và giúp bé giữ nguyên tư thế.

Một số trường hợp, trẻ cần ba mẹ vào cùng để giữ bé nguyên tư thế, khi đó ba mẹ cũng không cần lo lắng về nguy cơ phơi nhiễm tia X vì lượng tia X đã được điều chỉnh ở mức không gây hại cho cơ thể của bé và ba mẹ.

7. Những lưu ý để ngăn ngừa phơi nhiễm phóng xạ từ tia X-quang cho trẻ

Trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm amidan ở trẻ em như thế nào hiệu quả

Khi cần chụp x-quang cho trẻ ba mẹ phải cho bé thăm khám trước với bác sĩ, có chỉ định mới cho con chụp, không tự ý chụp cho bé.

– Phụ huynh tuyệt đối không tự ý chụp X-quang cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ dù là chỉ để kiểm tra lại tình trạng bệnh lý cho bé cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ mới được phép chụp. 

– Thông báo cho bác sĩ về số lần đã chụp X-quang cho bé hoặc lần gần nhất mà bé chụp X-quang. Tình trạng sức khỏe hiện tại của bé. Các bệnh lý mà bé mắc phải đặc biệt là các bệnh lý nền như tim mạch, …(nếu có). 

– Cung cấp cân nặng, chiều cao, huyết áp của trẻ (nếu có) để bác sĩ điều chỉnh lượng tia phóng xạ ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo cho kết quả đạt yêu cầu.  

Hi vọng với những thông tin trên có thể giúp các bậc phụ huynh giảm bớt lo lắng khi cho con chụp X-quang. Và những điều phụ huynh nên làm để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm tia X cho bé. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy, có hệ thống máy móc, trang thiết bị tân tiến để đảm bảo quá trình chụp X-quang của con được diễn ra an toàn và có kết quả chính xác nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *