Trẻ em sốt cao bị co giật là một vấn đề phổ biến và có thể gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Trẻ khi bị sốt cao kéo dài sẽ có khả năng xảy ra hiện tượng co giật. Điều này đòi hỏi bố mẹ hay người chăm sóc phải hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi trẻ nhỏ sốt cao bị co giật. Trong bài viết dưới đây, mời bố mẹ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề trẻ sốt cao dẫn tới bị co giật.
Bạn đang đọc: Trẻ em sốt cao bị co giật: cách xử lý hiệu quả
1. Nguyên nhân gây sốt cao và co giật ở trẻ em
Trẻ em sốt cao co giật do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ em sốt cao co giật có thể do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên thường gặp ở trẻ sốt cao dẫn tới co giật:
– Phần lớn các cơn sốt cao co giật ở trẻ em xảy ra trong quá trình trẻ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm vi-rút, chẳng hạn như viêm họng, viêm amidan, viêm não, viêm màng não và nhiều bệnh lý khác. Đôi khi, trẻ có thể trải qua cơn sốt cao co giật sau khi tiêm một số loại vaccine như vaccine sởi, vaccine uốn ván, vaccine bạch hầu và các loại vaccine khác.
– Đối với nhóm trẻ em dưới 6 tuổi, tình trạng sốt cao co giật xảy ra có thể do não bộ của trẻ trong giai đoạn này chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm đối với sự biến đổi nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể trẻ nhỏ tăng cao quá nhanh hoặc quá cao, não bộ bé có thể bị kích thích, dẫn đến các cơn co giật ở chân tay hoặc toàn thân.
– Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa sốt cao co giật và yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là nếu trong gia đình có người từng mắc phải sốt cao co giật hoặc động kinh, thì trẻ khi sinh ra cũng có nguy cơ cao hơn để phát triển tình trạng này.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ em sốt cao co giật
Trẻ khi sốt cao ở ngưỡng 39 – 40 độ C rất dễ xảy ra cơn co giật. Tuy nhiên, một số trường hợp bé ở sốt ở ngưỡng nhiệt độ thấp hơn vẫn có thể bị co giật. Khi này, trẻ sốt co giật sẽ xuất hiện những biểu hiện điển hình như sau:
– Trẻ bị co giật toàn thân, run rẩy và có thể mất ý thức. Trẻ không phản ứng khi được gọi và có thể trở nên bất tỉnh.
– Trẻ bị co giật hoặc cứng đờ ở một bộ phận nhất định trên cơ thể, chẳng hạn như một cánh tay, một chân hoặc một nửa thân bên trái hoặc bên phải.
– Trẻ sốt cao dẫn tới co giật xuất hiện các biểu hiện khác. Cụ thể như, trẻ có thể hét lên trong cơn co giật và có thể xuất hiện các dấu hiệu như nôn mửa, buồn nôn, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, răng cắn chặt, khó thở và da mặt có thể bị tái đi.
Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy mà mẹ cần biết
Trẻ khi sốt cao ở ngưỡng 39 – 40 độ C rất dễ xảy ra cơn co giật
Thực tế, cơn sốt cao co giật của trẻ thường chỉ kéo dài trong vài chục giây đến vài phút, phổ biến nhất là không quá 5 phút. Trong đợt ốm sốt, trẻ thường chỉ bị một cơn co giật. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ có thể bị co giật kéo dài hơn 15 phút và trải qua nhiều cơn co giật trong một ngày. Trường hợp này thật sự rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng nặng khôn lường cho trẻ.
3. Những biến chứng khôn lường trẻ sốt co giật có thể gặp phải
Trẻ sốt cao bị co giật lần hoặc không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể phải đối mặt với các biến chứng sau đây:
– Tổn thương não bộ: Các cơn co giật liên tiếp có thể gây tổn thương đến các tế bào não. Việc tái diễn cơn co giật nhiều lần có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, ngôn ngữ, vận động và gây suy giảm trí nhớ.
– Động kinh: Một số trẻ bị sốt co giật nhiều lần có thể tiến triển thành tình trạng động kinh. Tỉ lệ này tăng lên gấp 2.5 lần nếu cơn co giật đầu tiên xảy ra trước 12 tháng tuổi hoặc trong gia đình có người mắc động kinh.
– Rối loạn hệ thần kinh: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ bị sốt co giật tiềm ẩn nguy cơ cao mắc các rối loạn hệ thần kinh khác như tăng động giảm chú ý, rối loạn tic và các vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh.
– Tai nạn và chấn thương: Cơn co giật đột ngột có thể khiến trẻ ngã ngất. Nếu trẻ đang ở những nơi nguy hiểm, có thể xảy ra các tai nạn và chấn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.
4. Hướng dẫn xử lý trẻ em sốt cao bị co giật đúng cách
>>>>>Xem thêm: Bố mẹ nên làm gì khi con mọc răng sốt? Khi nào nên gặp bác sĩ?
Bố mẹ cần sơ cứu đúng cách cho trẻ sốt co giật và cho bé nhập viện cấp cứu nếu cần
Khi trẻ sốt cao bị co giật, bố mẹ và người chăm sóc cần có bình tĩnh và có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để sơ cứu kịp thời, tránh biến chứng. Cụ thể hơn, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt co giật, bố mẹ hãy tiến hành sơ cứu theo hướng dẫn dưới đây một cách nhanh chóng và an toàn:
– Đặt con nằm xuống giường hoặc một vị trí rộng rãi: Đảm bảo rằng con nằm ở một nơi an toàn và không có đồ vật cứng, sắc nhọn gần đó có thể làm tổn thương con. Sử dụng gối mềm để đặt dưới đầu con.
– Đặt đầu con nghiêng sang một bên. Điều này giúp đồng hóa đờm và đảm bảo con dễ thở. Nới lỏng cổ áo để tăng cường lưu thông không khí.
– Không giữ chặt cơ thể trẻ. Trong quá trình co giật, tránh giữ chặt cơ thể trẻ vì điều này có thể làm tổn thương các cơ và gây nguy hiểm. Đồng thời, không đặt bất kỳ vật gì vào miệng con vì điều này có thể tắc nghẽn đường thở.
– Ghi lại thông tin quan trọng về quá trình trẻ sốt co giật là điều bố mẹ nên làm. Bố mẹ hãy ghi lại thời gian bắt đầu và kết thúc cơn co giật, cũng như các biểu hiện trước, trong và sau cơn. Thông tin này rất hữu ích để đánh giá và thông báo cho bác sĩ về tình trạng của trẻ.
– Tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc tái phát nhiều lần trong vòng 24 giờ, bố mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời và chuyên nghiệp.
Lưu ý rằng, trong tình huống trẻ em sốt cao co giật, điều quan trọng nhất là các bố mẹ cần giữ bình tĩnh, không hoảng loạn để xử lý vấn đề. Bố mẹ cũng có thể liên hệ ngay với bác sĩ để nhận hướng dẫn và tư vấn cách xử lý chính xác cho tình trạng cụ thể của trẻ sốt cao, co giật.
Như vậy, bài viết đã giải đáp nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách cách xử lý trẻ em sốt cao bị co giật an toàn, hiệu quả. Hi vọng bài viết đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.