Trẻ em sốt cao co giật, cha mẹ cần xử lý như thế nào?

Trẻ em sốt cao co giật là tình trạng thường xảy ra ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh thường khiến cho nhiệt độ của trẻ tăng đột ngột, cứng người, trợn mắt và giật liên hồi. Sốt cao co giật nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của trẻ. Vậy trẻ em sốt cao co giật, cha mẹ cần xử lý như thế nào?

Bạn đang đọc: Trẻ em sốt cao co giật, cha mẹ cần xử lý như thế nào?

1. Tìm hiểu về tình trạng sốt cao co giật ở trẻ

1.1 Trẻ sốt cao co giật khi nào?

Sốt cao co giật là tình trạng co giật được gây ra bởi các cơn sốt ở trẻ em, nhiệt độ để xuất hiện các cơn co giật là từ 40 độ C trở lên.

Khi lên cơn co giật, trẻ sẽ tăng trương lực cơ thân mình, mất cảm giác ở chân, tay, miệng và co giật trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể thét lên và sùi bọt mép. Thời gian co giật chỉ diễn ra khoảng vài chục giây đến vài phút và chỉ co giật một cơn trong một đợt bệnh.

Thông thường, những trường hợp sốt cao co giật với đặc điểm kể trên được gọi là co giật đơn giản, lành tính với tiên lượng tốt và không cần điều trị đặc hiệu.

Những cơn co giật kèm sốt và kéo dài hơn 5 phút được xem là bất thường. Với những trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra cơn co giật kèm sốt từ đó có phương pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, tránh gây những biến chứng nguy hại cho trẻ.

1.2 Những biểu hiện của trẻ em sốt cao co giật bố mẹ cần lưu ý

– Nhiệt độ cơ thể của trẻ cao từ 38.5 độ C trở lên và trẻ bắt đầu mất ý thức.

– Tay và chân của trẻ bị giật hoặc lắc cả 2 bên.

– Các cơ trẻ siết chặt.

– Nhịp thở bắt đầu rối loạn và co giật toàn thân.

– Trẻ có biểu hiện như: nôn ói, sùi bọt mép, đi vệ sinh không tự chủ, đồng tử lộn lên mắt trắng dã…

– Trẻ có thể bị ngừng thở trong khoảng vài giây.

Trẻ em sốt cao co giật, cha mẹ cần xử lý như thế nào?

Trẻ em sốt cao co giật là tình trạng thường xảy ra ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi

2. Những nguyên nhân khiến trẻ sốt cao co giật

Hiện nay có nhiều thông tin cho răng trẻ bị sốt cao, nếu không kịp thời hạ nhiệt độ sẽ khiến cho trẻ bị co giật. Tuy nhiên, điều này là không có cơ sở bởi không phải trẻ nào sốt cũng bị co giật và nhiệt độ sốt cao không nhất thiết gây ra cơn co giật ở trẻ. Ở những trẻ có cơ địa dễ co giật do sốt thì nhiệt độ sốt cao có thể dễ gây co giật hơn, tuy nhiên, ngay cả khi trẻ chỉ sốt ở 38 độ C vẫn có thể bị co giật, trong khi có những trẻ sốt đến hơn 40 độ C nhưng vẫn không bị co giật.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sốt cao co giật, trong đó có tình trạng nhiễm trùng do nhiễm siêu vi, nhiễm vi khuẩn hoặc tình trạng phản ứng phụ sau khi tiêm phòng, ví dụ như: tiêm phòng sởi, rubella, sau khoảng từ 1 đến 2 tuần trẻ có thể bị sốt cao và co giật.

Ngoài ra, tình trạng sốt cao co giật ở trẻ cũng thường do yếu tố di truyền gia đình. Có thể trong gia đình trẻ đã từng có người bị co giật khi sốt như vậy từ nhỏ như: bố, mẹ, anh, chị…

Tìm hiểu thêm: Viêm da cơ địa ở trẻ em và cách phòng ngừa

Trẻ em sốt cao co giật, cha mẹ cần xử lý như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sốt cao co giật, trong đó có tình trạng nhiễm trùng do nhiễm siêu vi, nhiễm vi khuẩn

3. Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sốt cao co giật

– Nếu trẻ đang trong cơn sốt cao, co giật thì cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để có phương pháp xử lý kịp thời.

– Đặt trẻ nằm ở khu vực rộng rãi và đảm bảo an toàn.

– Di chứng của sốt cao co giật là gây tình trạng thiếu oxy não, do đó, lúc này cha mẹ cần phải tìm cách làm cho các dịch ở mũi, họng chảy theo đường miệng ra ngoài bằng cách cho bé nằm nghiêng, tránh tình trạng thiếu oxy hoặc dịch chảy ngược vào trong phổi, gây tắc thở rát nguy hiểm cho trẻ.

– Khi trẻ sốt cao co giật cha mẹ không cho bất kỳ thứ gì vào miệng của trẻ bởi chúng sẽ có nguy cơ làm ngạt thở, sặc cho trẻ.

– Cha mẹ không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ, không giữ chặt trẻ vì có thể gây tổn thương các cơ quan khác của trẻ.

– Không quấn chặt trẻ bằng các vật dụng khác, nên cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, nới lỏng quần áo để trẻ có thể dễ thở.

– Sử dụng khăn nhúng nước ấm và đắp lên người trẻ ở vùng nách, bẹn nhiều lần để hạ nhiệt.

– Sau cơn sốt co giật, trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, do đó cha mẹ cần cho trẻ uống nước điện giải, sinh tố, nước trái cây nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất, cân bằng điện giải và tăng sức đề kháng cho trẻ.

– Theo dõi và ghi nhận thời gian co giật và kiểu co giật để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết.

– Khi các cơn co giật kéo dài quá 5 phút thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ quan y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Trẻ em sốt cao co giật, cha mẹ cần xử lý như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Mách cha mẹ cách trị viêm tai giữa cho bé an toàn, hiệu quả

Khi các cơn co giật kéo dài quá 5 phút thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ quan y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Trẻ sốt cao co giật không phải là hiện tượng hiếm gặp. Mức độ nguy hiểm như thế nào còn phụ thuộc nhiều và các nguyên nhân gây ra co giật. Sau 5 tuổi, trẻ sốt cao co giật sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, sốt cao co giật có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: viêm màng não, viêm não… Do đó, khi thấy trẻ có hiện tượng co giật khi sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *