Viêm kết mạc có tên gọi dân gian là đau mắt đỏ. Bởi khi mắc bệnh này, phần lòng trắng sẽ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ tùy vào diễn biến bệnh kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khiến phụ huynh cảm thấy lo lắng và nóng ruột. Câu hỏi khiến nhiều phụ huynh băn khoăn nhất là viêm kết mạc bao lâu thì khỏi? Bệnh có ảnh hưởng đến thị lực của con không?
Bạn đang đọc: Trẻ mắc viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?
1. Các biểu hiện của bệnh viêm kết mạc
Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc viêm kết mạc. Các bé còn nhỏ nên bố mẹ cần chú ý để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh để có hướng điều trị sớm. Viêm kết mạc thường có các biểu hiện bệnh phổ biến dưới đây:
– Mắt có dấu hiệu chuyển hồng, đỏ
– Chảy nước mắt
– Ngứa, cộm ở mắt khiến các bé thường đưa tay dụi mắt
– Mắt kết nhiều ghèn màu bất thường: vàng, xanh. Đặc biệt sau khi ngủ dậy, chúng đóng chặt vào mi mắt khiến con khó chịu, dính mi
– Con có dấu hiệu bị chói, sợ ánh sáng
– Cảm giác đau đớn gây nên các cơn quấy khóc của con
Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc viêm kết mạc.
Các dấu hiệu có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 mắt. Bệnh có thể lây lan nên hoàn toàn có thể lan ra 2 mắt nếu bố mẹ không chú ý.
Nếu tình trạng viêm kết mạc ở trẻ không được xử lý kịp thời, các dấu hiệu có thể chuyển nặng hơn.
– Mắt đỏ rực, đau đớn
– Xuất hiện các cơn sốt
– Con nhạy cảm quá mức với ánh sáng
– Lượng ghèn, dử nhiều lên
– Mắt sưng to, khó hoặc không thể mở mắt
– Loét giác mạc
– Có hạch ỏ trước tai, dưới hàm
2. Do đâu mà con mắc viêm kết mạc?
Viêm kết mạc có thể tấn công trẻ do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như:
– Vi khuẩn: môi trường sống ẩm thấp, không sạch sẽ, vi khuẩn sinh sôi đặc biệt nhiều vào mùa mưa, nắng nóng hoặc giao mùa. Bé có hệ miễn dịch yếu dễ bị tấn công gây bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột. Thường xuất hiện ở 1 mắt trước
– Yếu tố vệ sinh: trẻ không được chú ý vệ sinh tốt dễ mắc bệnh. Đặc biệt với bàn tay và vùng mắt. Các con có xu hướng dụi mắt, bàn tay bẩn có thể khiến con dễ mắc bệnh hơn. Kể cả khi đã mắc, thói quen dụi tay lên mắt khi mắt bị ngứa, chảy nước mắt cũng khiến tình trạng bệnh của con nặng lên và có thể lây lan sang mắt khỏe mạnh
– Tái phát: bệnh này có thể tái phát nhiều lần. Có thể do không giữ vệ sinh sạch sẽ hoặc do bị lây từ người khác do tiếp xúc với nước mắt,…
– Dị ứng: các triệu chứng có thể kèm theo của bệnh viêm mũi dị ứng
– Virus: thường kèm theo dấu hiệu ho, hắt hơi, nổi hạch
Tìm hiểu thêm: Đục thủy tinh thể có chữa được không?
Viêm kết mạc có thể mắc ở 1 hoặc 2 mắt.
Các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán con mắc viêm kết mạc qua bệnh sử hoặc 1 số phương pháp khác. Tùy từng nguyên nhân sẽ có các biểu hiện bệnh tương ứng. Nhưng dù mắc từ nguyên nhân nào thì phụ huynh cũng có thể phòng bệnh cho con bằng cách giữ gìn vệ sinh cho cơ thể, môi trường sống và đồ đạc của con.
3. Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?
Do vi khuẩn
Nếu được chú ý chăm sóc đúng cách thường có thể tự khỏi sau 7 – 14 ngày (tỷ lệ tự khỏi khoảng 60%). Tuy nhiên, sau 10 ngày bệnh hoàn toàn có thể chuyển nặng kèm các triệu chứng gây khó chịu hơn. Nếu để bệnh dai dẳng, kéo dài gần 1 tháng thì có thể sẽ chuyển thành bệnh mạn tính. Khi này việc điều trị cần nhiều thời gian và khó khăn hơn cũng như gây nhiều khó chịu cho trẻ.
Do vi rút
Bệnh cũng có thể tự khỏi sau khoảng 2 – 3 tuần. Trong khoảng thời gian này, phụ huynh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ mới giúp con chóng khỏi bệnh do virus gây nên.
Do dị ứng
Nếu bé bị mắc viêm kết mạc do dị ứng, muốn khỏi bệnh nhanh thì cần cách ly bé khỏi nguồn gây dị ứng và kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp này cần điều trị cả triệu chứng dị ứng của bé.
Lưu ý: dù với bất kì trường hợp nào, phụ huynh cũng không được tự ý chữa trị cho con bằng các phương pháp dân gian tại nhà. Con còn non nớt nên biện pháp tốt nhất là đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị chính xác và phù hợp theo mức độ và nguyên nhân mắc bệnh của con.
4. Điều trị bệnh viêm kết mạc
Khi bé được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa, tùy vào nguyên nhân mắc bệnh và nguyên nhân mắc bệnh mà bác sĩ sẽ có những chẩn đoán điều trị phù hợp nhất.
Viêm kết mạc do virus:
– Chườm lạnh
– Vệ sinh tay sạch sẽ trong mọi hoàn cảnh
– Dùng nước muối sinh lý rửa mắt, loại bỏ cục ghèn
– Dùng thuốc, nước mắt nhân tạo theo chỉ định
>>>>>Xem thêm: Cơ nâng mi trên: Cấu trúc, chức năng và cách chăm sóc
Thăm khám kịp thời giúp điều trị bệnh tốt hơn.
Viêm kết mạc do vi khuẩn:
– Tuân thủ các biện pháp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
– Dùng thuốc tra mắt kháng sinh tại chỗ, kháng sinh toàn thân
Viêm kết mạc do dị ứng:
– Cách ly trẻ khỏi nguồn gây dị ứng
– Chườm lạnh
– Dùng thuốc điều trị dị ứng, kháng sinh, nước mắt nhân tạo theo chỉ định của bác sĩ
Khi trẻ đã mắc, bạn cần đưa trẻ đi khám và tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn cũng như chỉ định để bảo vệ con tránh khỏi các nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên chú ý hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng khi con bắt đầu có dấu hiệu sợ ánh sáng. Có thể hẹn tái khám cho trẻ sau khi trẻ khỏi bệnh.
5. Bệnh viêm kết mạc có ảnh hưởng đến thị lực của trẻ không?
Phụ huynh cũng băn khoăn rằng không biết bệnh viêm kết mạc có ảnh hưởng tới thị lực của con không? Câu trả lời là có. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới thị lực của con nếu phụ huynh chủ quan, không chú ý diễn biến bệnh hoặc tự ý chữa bằng phương pháp dân gian.
Khi trẻ bị viêm kết mạc, phụ huynh cần phải xin ý kiến điều trị của bác sĩ và tuyệt đối tuân theo các hướng dẫn. Nếu phụ huynh chủ quan, mắt con sẽ có các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng như:
– Xuất hiện hiện tượng loét giác mạc
– Quá nhạy cảm với ánh sáng
– Lâu dài khiến thị lực của con bi ảnh hưởng
Tóm lại, viêm kết mạc là bệnh thường gặp và dễ điều trị. Tuy nhiên phụ huynh cần kiên trì cùng con trong quá trình điều trị bệnh để con khỏi dứt điểm và hạn chế nguy cơ tái phát. Phụ huynh không cần băn khoăn về thời gian khỏi bệnh mà chỉ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để con được điều trị trong điều kiện tốt nhất. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tự hào với Chuyên khoa Mắt có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm đồng hành trong suốt quá trình khám chữa bệnh của các con.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.