Trẻ nhét dị vật vào tai và nguy hiểm khôn lường

Việc trẻ nhét dị vật vào tai có thể đơn giản nếu bạn xử lý nhanh và dị vật không có hình dạng hay tính chất phức tạp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì dị vật tai cũng gây những nguy hiểm cần cảnh giác đối với trẻ. Vì thế, cha mẹ không thể không đề phòng những tình huống này. Hãy cùng TCI tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình những kiến thức bổ ích về tình trạng dị vật trong tai trẻ nhé!

1. Trẻ hay nhét dị vật vào tai như một thói quen

Với tính hiếu động và còn chưa ý thức được tầm nguy hiểm do những hành động của mình gây ra, trẻ nhỏ thường hay nhét đồ vào tai, vào mũi. Trong đó, dù được đánh giá là ít nguy hiểm hơn, nhưng việc trẻ nhét dị vật vào tai hiện nay khá phổ biến.

Những đồ vật trẻ hay nhét vào tai thường là những đồ vật xung quanh trẻ như: các mảnh đồ chơi của trẻ, đất nặn, giấy,… Trẻ khi lớn hơn một chút, trong quá trình học bài cũng thường có thói quen dùng các dụng cụ học tập chọc vào tai như eke, bút,…. Trong một số tình huống, trẻ sử dụng tăm bông ngoáy tai, khăn giấy ngoáy tai và cũng có thể bị tai nạn khiến các dị vật này bị giữ lại. Có thể nói, rất nhiều tình huống trẻ tự nhét dị vật vào tai.

Trẻ nhét dị vật vào tai và nguy hiểm khôn lường

Mọi đồ vật xung quanh đều có thể trở thành dị vật tai với trẻ

2. Những vấn đề xung quanh tình trạng dị vật trong tai trẻ

Dị vật trong tai trẻ có thể là vấn đề bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đó là khi trẻ được phát hiện ra tình hình dị vật tai sớm và được xử lý luôn. Các dị vật nhỏ hoặc dài cũng có thể được lấy ra ngay sau khi trẻ tự nhét dị vật vào tai. Hầu hết các trường hợp dị vật tai trẻ có thể được xử lý nhanh chóng.

Tuy nhiên, một số trường hợp dị vật trong tai trẻ khác thì không. Những dị vật có tính nguy hiểm như pin, nam châm khi để lâu trong tai trẻ có thể gây những phản ứng hóa học và khiến tai đối mặt với nhiều vấn đề như viêm nhiễm, chảy máu,… Ngoài ra, các dị vật sắc nhọn có thể đâm sâu vào trong tai trẻ, gây thủng màng nhĩ,…

Như vậy, dị vật tai có thể hình thành nên vấn đề viêm nhiễm tai ngoài, tai giữa và nguy cơ thủng màng nhĩ của trẻ. Bên cạnh đó, những vấn đề này cũng khiến trẻ nghe kém, ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt, giao tiếp và học tập của trẻ. Do đó, cha mẹ nên sớm giải quyết tình trạng dị vật trong tai trẻ.

Trẻ nhét dị vật vào tai và nguy hiểm khôn lường

Hình ảnh dị vật được lấy ra từ tai trẻ

3. Làm thế nào để cha mẹ nhận biết có dị vật trong tai trẻ?

Cha mẹ nên nghi ngờ trẻ đã nhét dị vật vào trong tai khi thấy trẻ có hiện tượng ngứa ngáy vùng tai bất thường. Dị vật thường khiến trẻ ngứa, nhột và khiến trẻ hay vò tai, gãi tai, ấn tai,…. Dị vật tai cũng gây nên tình trạng đau tai khi dị vật gây tổn thương niêm mạch trong tai, tổn thương màng nhĩ hoặc gây nhiễm trùng tai. Ngoài ra, nếu trẻ kêu có tiếng động lạ trong tai, hay việc nghe của trẻ kém hơn, con đi nhưng bị mất thăng bằng, chực đổ, cha mẹ cũng cần phải xem xét liệu con có bị dị vật trong tai không.

Cha mẹ cần đưa con đi đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng ngay khi phát hiện dị vật trong tai con mà không thể loại bỏ dị vật dễ dàng. Thêm nữa, nếu trẻ có các hiện tượng như khó nghe, ù tai; đau tai; có mủ hoặc máu từ tai;… cha mẹ cần đưa con đi khám ngay.

4. Cách xử lý dị vật trong tai trẻ

Trong nhiều tình huống, cha mẹ có thể xử lý dị vật trong tai của trẻ:

– Với các dị vật nhỏ, cha mẹ thử nghiêng đầu và vỗ nhẹ để dị vật rơi xuống.

– Nếu di vật là bông, giấy, cha mẹ có thể sử dụng nhíp để kẹp đồ vật ra. Tuy nhiên, cần chú ý đánh giá đúng khả năng của việc này, tránh tính trạng để dị vật tiến sâu hơn vào tai trong.

– Nếu các dị vật và vật sống, cha mẹ hãy đưa con đến khu vực tối và chiếu đèn vào tai con. Một số loài côn trùng phản ứng với ánh sáng sẽ bay theo đường ánh sáng và ra ngoài. Trong trường hợp không thể để con trùng ra ngoài theo cách này, cha mẹ không nên cố gắng dùng các cách tác động đến côn trùng, vì điều này có thể gây nguy hiểm cho con. Côn trùng có thể cắn hoặc chui sâu vào hơn, khiến trẻ gặp nhiều nguy cơ hơn. Khi này, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được xử lý bất hoạt côn trùng và gắp côn trùng ra một cách hiệu quả.

– Với các dị vật ở sâu trong tai trong của trẻ, cha mẹ nên sớm nhờ đến các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được hỗ trợ giải quyết vấn đề dị vật trong tai.

Trẻ nhét dị vật vào tai và nguy hiểm khôn lường

Cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để trẻ được kiểm tra và lấy dị vật.

5. Phòng ngừa vấn đề trẻ tự nhét dị vật vào tai

Cha mẹ nên phòng ngừa vấn đề trẻ hay nhét dị vật vào tai bằng các cách khác nhau và cần làm thường xuyên để có hiệu quả. Trước hết, cần chú ý đến trẻ thường xuyên và chỉnh cho trẻ mỗi khi đưa đồ vật lên miệng, lên mũi hay lên tai. Thêm nữa, hãy luôn để mắt đến trẻ, nhất là khi trẻ ở tầm dưới 5 tuổi chưa nhận thức được các sự nguy hiểm. Ngoài ra, cần dạy để trẻ biết rằng không nên đưa các vật vào mũi, miệng hay tai, cho trẻ hình dung những nguy biến của việc dị vật trong tai sẽ như thế nào.

Cha mẹ cũng cần chủ động việc hạn chế cho con tiếp xúc với những món đồ nhỏ, dễ hóc, dễ nhét vào tai. Ngoài ra, tự bản thân cha mẹ cũng nên hạn chế dùng tăm bông hay giấy để vệ sinh tai cho trẻ. Điều này sẽ giảm một phần nguy cơ dị vật trong tai trẻ.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp cha mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ nhét dị vật vào tai. Từ đó, cha mẹ có cho mình các phòng ngừa hợp lý, xử trí kịp thời khi thấy con gặp tình trạng này. Điều quan trọng nhất là cần cho trẻ tập nâng cao nhận thức để vấn đề này không tái diễn. và đừng quên, khi con bị dị vật trong tai, hãy cho con thăm khám bác sĩ Tai Mũi Họng uy tín để được hỗ trợ điều trị nhanh, không lo những biến chứng mà dị vật trong tai gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *