Còi xương là tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và cơ thể, thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy, còi xương là gì và làm thế nào để dự phòng còi xương cho trẻ nhỏ? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu những vấn đề đó qua bài viết này, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ nhỏ còi xương là gì: Giải đáp chi tiết cho bố mẹ
src1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ em còi xương là gì?
src1.1. Trẻ em còi xương là gì, chuyên gia giải đáp
Còi xương là gì? Còi xương hay rickets trong tiếng Anh là tình trạng rối loạn phát triển xương do cơ thể thiếu vitamin D, canxi, photpho. Canxi và photpho là hai khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh của xương và răng còn vitamin D rất quan trọng trong hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và photpho từ thực phẩm. Thiếu những vitamin và khoáng chất này có thể khiến xương không khoáng hóa đúng cách, dẫn đến yếu và biến dạng, tăng trưởng không thuận lợi. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thiếu vitamin D, canxi, photpho, như:
– Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời do thường xuyên ở trong nhà, hoặc sống tại các khu vực có khí hậu lạnh/các khu vực vĩ độ cao… có thể làm giảm sản xuất vitamin D trong cơ thể.
– Ít bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi, photpho.
Còi xương là gì? Còi xương có thể phát sinh do ít bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi, photpho.
– Rối loạn hấp thu vitamin D, canxi, photpho: Một số tình trạng sức khỏe như bệnh celiac, bệnh crohn hoặc các rối loạn tiêu hóa khác có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D, canxi, photpho từ thực phẩm, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt chúng. Còi xương cũng có thể liên quan đến rối loạn di truyền, khi trẻ có các đột biến gen khiến cơ thể trẻ không thể sản xuất hoặc sử dụng vitamin D một cách hiệu quả.
src1.2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng còi xương ở trẻ em
Còi xương thường xuất hiện trong giai đoạn trẻ phát triển nhanh, nhu cầu về vitamin D, canxi, photpho tăng cao mà cơ thể không nhận đủ. Tình trạng còi xương ở trẻ biểu hiện khác nhau phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của còi xương. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng còi xương ở trẻ phổ biến nhất:
– Biến dạng xương: Biến dạng xương là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của còi xương. Biến dạng xương bao gồm chân vòng kiềng, biến dạng lồng ngực (lồng ngực hình ức gà, hình chuông,..), xương cột sống gù, vẹo…
– Đau nhức xương: Trẻ còi xương có thể đau nhức xương, đặc biệt là khi di chuyển.
– Yếu cơ: Yếu cơ là một triệu chứng phổ biến, có thể gây khó khăn trong di chuyển hoặc duy trì thăng bằng.
– Các vấn đề về răng: Trẻ còi xương xương hàm thường biến dạng, răng mọc chậm, mọc lộn xộn, răng thưa, yếu, men răng xấu, dễ sâu răng…
– Chậm phát triển: Trẻ còi xương thường phát triển chậm hơn các bạn cùng trang lứa, cả về chiều cao lẫn cân nặng.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh tay chân miệng là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?
Biến dạng xương bao gồm chân vòng kiềng, xương ức lồi, xương sườn phình…
src2. Dự phòng tình trạng còi xương cho trẻ em
Còi xương không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Theo đó, dưới đây là một số hệ lụy nguy hiểm của còi xương:
– Biến dạng xương: Còi xương có thể gây biến dạng xương. Biến dạng xương không chỉ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển mà còn có thể ảnh hưởng đến hình dạng và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể trẻ.
– Đau nhức xương: Trẻ còi xương thường đau nhức xương, tình trạng này có thể làm giảm khả năng hoạt động thể chất, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
– Suy yếu hệ thống cơ: Còi xương có thể gây suy yếu hệ thống cơ, tình trạng này cũng làm giảm khả năng hoạt động thể chất, dẫn đến các vấn đề về thăng bằng và di chuyển ở trẻ.
– Ảnh hưởng đến tăng trưởng: Trẻ còi xương thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn bình thường. Sự chậm tăng trưởng này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ.
– Các vấn đề về hô hấp và tim mạch: Biến dạng xương ngực có thể hạn chế sự giãn nở của phổi, từ đó hạn chế chức năng hô hấp của trẻ. Ngoài ra, các vấn đề về tim mạch cũng có thể xuất hiện do sự chèn ép của xương lên tim.
– Rối loạn tâm lý: Trẻ còi xương có thể phát triển các vấn đề về tâm lý do nhận thức được sự khác biệt của mình so với bạn bè.
– Các biến chứng liên quan đến răng miệng: Còi xương cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, dẫn đến sự chậm mọc răng, răng yếu và dễ sâu.
Do những nguy hiểm trên, dự phòng còi xương là rất quan trọng để đảm bảo một tương lai khỏe mạnh toàn diện cho trẻ. Để dự phòng còi xương cho trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
– Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Theo nghiên cứu năm 2006, về thời điểm phù hợp cho việc tắm nắng nhằm tăng cường vitamin D tại Việt Nam, thời gian tắm nắng sớm nhất để có được liều chuẩn vitamin D là sau 9h sáng và tắm trong khoảng 15-20 phút vào mùa hè và 20-30 phút vào mùa xuân hoặc mùa thu.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?
Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
– Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi, photpho vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Vitamin D có thể được bổ sung qua dầu gan cá, trứng… Các nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, phô mai, sữa chua, rau lá xanh đậm và cá như cá hồi hoặc cá mòi…
– Bổ sung vitamin D tổng hợp nếu cần: Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở những trẻ sống tại khu vực có mùa đông dài hoặc ít ánh sáng mặt trời, bác sĩ có thể khuyên dùng thêm vitamin D dưới dạng viên uống hoặc giọt để đảm bảo trẻ nhận đủ vitamin D cần thiết.
– Khám sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để theo dõi sự phát triển của xương và phát hiện sớm các dấu hiệu còi xương.
– Quản lý các bệnh lý ảnh hưởng đến hấp thu chất dinh dưỡng: Nếu trẻ có các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến hấp thu chất dinh dưỡng như bệnh crohn, bệnh celiac hoặc các rối loạn tiêu hóa khác, cần phối hợp với bác sĩ để có biện pháp điều trị và quản lý phù hợp.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi còi xương là gì và dự phòng còi xương cho trẻ em như thế nào. Bằng cách thực hiện các biện pháp dự phòng còi xương đã được chia sẻ phía trên, bố mẹ có thể giúp trẻ hạn chế hiệu quả nguy cơ còi xương và phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.