Trẻ nhỏ có vị giác tốt hơn người lớn. Một chế độ ăn thiếu hoặc thừa muối (natri) đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Khi bạn nêm nếm thức ăn cho trẻ, thức ăn có thể vừa miệng bạn nhưng lại quá mặn đối với trẻ. Vậy trẻ nhỏ cần bổ sung lượng muối thế nào là phù hợp? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Trẻ nhỏ nên bổ sung lượng muối thế nào là phù hợp?
Tác hại của việc thừa hoặc thiếu muối đối với sức khỏe trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ cần tiêu thụ một lượng muối hợp lý để giúp cơ thể duy trì sự sống, trao đổi các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thực hiện các chức năng. Tuy nhiên nếu lượng muối bổ sung vào cơ thể trẻ không hợp lý (thừa hoặc thiếu) muối có thể gây ra một số bệnh lý, đồng thời ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ nhỏ dùng thừa hay thiếu muối đều có thể gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. (ảnh minh họa)
Tác hại của việc dùng thừa muối ở trẻ nhỏ
– Trẻ nhỏ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Khi nồng độ muối trong cơ thể cao, làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ phải cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Khi đó trẻ sẽ khát nước, phải uống nhiều nước, điều này đồng nghĩa với việc tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến tăng huyết áp, nhịp tim đập nhanh. Gây ra tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này như suy tim, suy thận.
– Đối với những trẻ bị mắc các bệnh lý về bẩm sinh tim mạch, khi ăn nhiều muối sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.
– Trẻ nhỏ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ béo phì do tăng cảm giác khát và từ đó tăng khả năng tiêu thụ các loại đồ uống giải khát có ga, đặc biệt là các loại nước ngọt.
– Ngoài ra chế độ ăn thừa muối ở trẻ nhỏ còn làm tăng tình trạng giữ nước và phù, đặt biệt ở bệnh nhi có tiền sử suy tim và xơ gan.
Nếu thiếu muối trẻ nhỏ sẽ thế nào?
– Chế độ ăn thiếu natri (muối) sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, giảm thính lực.
– Trẻ nhỏ thiếu muối, đặc biệt là muối iốt có nguy cơ gây thiểu năng tuyến giáp, bệnh bướu cổ.
– Giảm khả năng học tập, trí tuệ và tập trung.
Trẻ nhỏ cần bổ sung lượng muối thế nào là phù hợp?
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ho kéo dài ở trẻ em
Một lượng muối phù hợp sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé yêu trước nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể gặp phải.
Natri và Clo là hai thành phần chủ yếu của muối. Đây là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể trẻ. Đảm bảo sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào và hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan hay bộ phận trong cơ thể. Theo khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam. Theo đó, nhu cầu về Natri/muối cho trẻ nhỏ được khuyến nghị như sau:
Trẻ nhỏ có nhóm tuổi từ:
- 0 – 5 tháng tuổi: Natri 100 (mg/ngày) – Muối 0,3 (g/ngày)
- 6 – 11 tháng tuổi: Natri 600 (mg/ngày) – Muối 1,5 (g/ngày)
- 1 – 2 tuổi: Natri
Làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu bị tay chân miệng ở trẻ, phân biệt với thủy đậu
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ uy tín để ba mẹ thăm khám và các sĩ tư vấn cẩn thận về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ
Để nuôi con khoa học và đảm bảo rằng ba mẹ đã cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như hàm lượng muối đúng quy định, ba mẹ nên thường xuyên cho trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Điều này giúp các bác sĩ các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ và tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.