Trẻ nôn nhiều không sốt là vấn đề khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Không chỉ đơn thuần là biểu hiện đường tiêu hóa đang gặp vấn đề, nghiêm trọng hơn, trẻ nôn nhiều còn có thể là dấu hiệu báo hiệu sớm các bệnh lý của cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân.
Bạn đang đọc: Trẻ nôn nhiều không sốt cần được chăm sóc thế nào?
Vậy đâu là các nguyên nhân của hiện tượng này cũng như chế độ chăm sóc cần thiết cho trẻ, nếu như phụ huynh muốn tìm kiếm phương pháp phù hợp thì hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nôn nhiều?
Nôn là hiện tượng xảy ra khi có các yếu tố kích thích trung tâm nôn ở não bộ như: Ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng, phản ứng phụ của thuốc, do chuyển động…
Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi thường khó xác định nguyên nhân gây nôn nhiều. Do đó, bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Với trẻ lớn hơn, hiện tượng nôn nhiều mà không sốt có thể xuất phát từ bệnh lý viêm dạ dày do nhiễm siêu vi. Thông thường, các triệu chứng này thường xuất hiện khá nhanh và sẽ biến mất trong khoảng từ 24 đến 48 giờ.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác gây tình trạng nôn nhiều ở trẻ bao gồm:
– Trào ngược dạ dày
Khi phần cơ thực quản hay cơ vòng của trẻ bị yếu, trẻ có thể trào ngược dạ dày gây buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé chậm tăng cân, nguy hiểm hơn là nguy cơ suy dinh dưỡng.
– Trẻ nôn do rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thức ăn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nôn nhiều ở trẻ. Ngoài triệu chứng nôn ra, trẻ còn cảm thấy đau bụng và có thể đi ngoài nhiều lần. Rối loạn tiêu hóa thường do trẻ ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc không được bảo quản, chế biến đúng cách.
– Trẻ đã mắc một số bệnh lý nghiêm trọng
Thông thường, triệu chứng nôn sẽ chấm dứt trong khoảng 24 giờ. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như:: Viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, hẹp phì đại môn vị, tắc ruột, lồng ruột…
Hiện tượng nôn ở trẻ xảy ra khi xảy ra khi có các yếu tố kích thích trung tâm nôn ở não bộ như: Ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng, phản ứng phụ của thuốc, do chuyển động…
2. Trẻ nôn nhiều không sốt phải làm sao?
Nôn mửa không phải là triệu chứng quá nghiêm trọng và có thể sẽ tự khỏi sau 1,2 ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan mà thay vào đó hãy nhanh chóng thực hiện một số phương pháp xử lý để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, một số biện pháp giúp cải thiện triệu chứng nôn ở trẻ bao gồm:
2.1. Theo dõi các dấu hiệu mất nước
Mất nước xảy ra khi trẻ bị nôn nhiều, bố mẹ có thể để ý một số biểu hiện mất nước ở trẻ như: Môi khô, khát nước… Bố mẹ có thể sử dụng các dung dịch bù nước cho trẻ uống. Nên lưu ý các loại dung dịch bù nước chỉ có tác dụng hạn chế tình trạng mất nước nhưng không mang lại công dụng trị nôn cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ lưu ý không cho trẻ uống nước trái cây hoặc nước khoáng có chất điện giải sẽ khiến cho tình trạng nôn của trẻ nặng hơn.
Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu mất nước nặng bao gồm: Môi khô, khóc không nước mắt, không đi tiểu trong 6 giờ, mất trũng… thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được xử lý kịp thời.
2.2. Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày của trẻ sao cho phù hợp
Chế độ ăn là một trong những yếu tố quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nôn nhiều. Trong 24 giờ đầu, bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn thức ăn đặc khó nuốt. Thay vào đó, hãy bổ sung những loại thực phẩm giúp trẻ dễ tiêu hóa. Nếu trẻ nôn nhiều thì các bậc phụ huynh cũng không nên cho trẻ ăn bù bởi điều đó sẽ khiến cho tình trạng nôn diễn biến nặng hơn. Chỉ nên cho trẻ uống nước hoặc các dung dịch bù nước như ở trên đã đề cập để bổ sung chất điện giải cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ ăn cháo đồng thời hạn chế bớt các loại thức ăn có nhiều chất béo, dầu mỡ sẽ khó tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm: Điều trị tiêu chảy ở trẻ: 5 sai lầm thường gặp
Đối với trẻ nôn nhiều không sốt, chế độ dinh dưỡng phù hợp là yếu tố quan trọng giúp trẻ có thể cải thiện triệu chứng nôn
2.4. Điều chỉnh tư thế nằm của trẻ
Đối với trẻ sơ sinh thường hay bị trớ, sau khi cho trẻ bú xong, mẹ lưu ý phải bế trẻ sao cho đầu cao hơn thân để góp phần làm giảm tình trạng trào ngược. Mẹ chú ý không cho trẻ mặc quần áo hoặc quấn chăn quá chặt sẽ gia tăng áp lực lên bụng của trẻ.
2.5. Phòng ngừa tình trạng lây lan
Với trường hợp trẻ bị nôn do siêu vi, bố mẹ cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ bởi đây là vi trùng rất dễ lây nhiễm. Bố mẹ có thể phòng ngừa tình trạng lây lan bằng việc rửa tay thường xuyên và nên tránh cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh cho đến khi tình trạng nôn chấm dứt.
Lưu ý các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tốt hơn hết, để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất thì bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được xác định nguyên nhân cụ thể cũng như có phương hướng xử lý kịp thời.
3. Trẻ nôn nhiều không sốt khi nào cần đưa đến bệnh viện?
Thông thường, tình trạng nôn sẽ được cải thiện dần và có thể biến mất trong 24 giờ. Tuy nhiên, nếu như triệu chứng này kéo dài thì phụ huynh bắt buộc cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Ngoài ra, một số dấu hiệu nguy hiểm mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị nôn bao gồm:
– Trẻ nôn ra dịch mật màu xanh hoặc máu có màu đỏ, nâu
– Trẻ không ăn và không uống được
– Trẻ quấy khóc nhiều, đau bụng
>>>>>Xem thêm: Điểm mặt 5 guyên nhân đau đầu ở trẻ em và cách xử trí
Khoa Nhi của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn là lựa chọn được các bậc phụ huynh tin tưởng
Đối với tình trạng trẻ nôn nhiều không sốt, bố mẹ cần có sự hiểu biết để có thể kịp thời xử lý trong những tình huống cụ thể. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bố mẹ có thêm những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe khi trẻ nôn nhiều không sốt. Nếu bố mẹ đang muốn tìm kiếm một địa chỉ thăm khám Nhi uy tín, chất lượng để bảo vệ sức khỏe toàn diện con yêu, khoa Nhi của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là một trong những lựa chọn uy tín. Tại đây, đích thân đội ngũ bác sĩ đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm sẽ thăm khám và điều trị cho trẻ. Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI cũng luôn chú trọng đầu tư vào các trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám đa dạng với trẻ ở mọi lứa tuổi
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.