Trẻ quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân khiến các ông bố, bà mẹ bỉm sữa cảm thấy vô cùng lo lắng. Do đó, trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với bố mẹ nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc về đêm cũng như cách khắc phục hiệu quả.
Bạn đang đọc: Trẻ quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
1. Đôi nét về tình trạng trẻ quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân
Hầu hết các trường hợp trẻ quấy khóc vào ban đêm không rõ nguyên nhân sẽ biến mất vào một ngày nào đó. Do đó, bố mẹ cần phải kiên nhẫn trong hành trình chăm sóc con yêu. Khi thấy bé quấy khóc về đêm, bố mẹ cần phải giữ bình tĩnh và cố gắng tìm cách để con cảm thấy thoải mái nhất. Chẳng hạn như massage cho con, chơi với con,…
Nhìn chung, khóc ban đêm là tình trạng bình thường và không có gì đáng phải lo ngại ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ quấy khóc ban đêm kéo dài nhiều ngày hoặc kèm theo những dấu hiệu bất thường thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Do đó, bố mẹ cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân tại sao con quấy khóc vào ban đêm để khắc phục được tình trạng này.
Trẻ quấy khóc ban đêm không rõ nguyên nhân là tình trạng nhiều bé gặp phải
2. Khi nào trẻ nhỏ quấy khóc ban đêm là bình thường?
Từ khi con mới chào đời cho tới khi được 8 tuần tuổi, bé thường quấy khóc khoảng 3 giờ mỗi ngày. Việc quấy khóc ban đêm được coi là một dấu hiệu cho thấy con phát triển bình thường. Bởi vì lúc này, trẻ bắt đầu làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
Theo đó, tình trạng trẻ nhỏ quấy khóc ban đêm không rõ nguyên nhân sẽ giảm dần khi con được 4 tháng tuổi trở lên. Nguyên nhân là bởi con đã thích nghi được với môi trường bên ngoài và bố mẹ cũng nắm được thói quen để chăm sóc bé tốt hơn.
Trẻ nhỏ quấy khóc về đêm được cho là bình thường nếu không có triệu chứng đi kèm như hoảng sợ, co giật, ngủ ngáy, khóc thét… Nếu con có những dấu hiệu này, bố mẹ cần cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ Nhi thăm khám và tìm ra nguyên nhân chuẩn xác nhất, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
3. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ quấy khóc đêm
Nếu trẻ nhỏ quấy khóc đêm mà không rõ nguyên nhân, bố mẹ cần phải theo dõi con thật cẩn thận để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có cách xử trí hiệu quả nhất. Bên cạnh những nguyên nhân thông thường như trẻ chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ, đèn ngủ quá sáng,… thì có những nguyên nhân khác khiến con khóc đêm như:
3.1. Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ quấy khóc sau khi ăn là do con bị rối loạn tiêu hóa. Lúc này, con có thể gặp phải một trong những vấn đề như: đau bụng, đầy hơi,…
3.2. Trẻ nhỏ hoạt động quá mức
Hệ thần kinh của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển toàn diện và khả năng ức chế còn kém nên nếu con hoạt động quá sức vào ban ngày sẽ khiến não bộ vẫn trong trạng thái hưng phấn. Điều này sẽ khiến trẻ nhỏ đột nhiên khóc thét khi đang ngủ hoặc nói mơ.
3.3. Trẻ nhỏ bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh hoặc đang bị cảm thường có nhiều vảy mũi trong khoang mũi. Điều này làm cho con bị khó thở, nghẹt mũi và bắt buộc phải thở bằng đường miệng. Ngoài ra, sự tác động của không khí bên ngoài vào cổ họng cũng khiến con ho khan và cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc vào ban đêm hơn. Vì vậy, bố mẹ cần phải vệ sinh mũi sạch sẽ cho con để bé hít thở dễ dàng và ngủ ngon giấc hơn.
3.4. Nhiệt độ của phòng ngủ và tiếng ồn
Nếu trẻ nhỏ quấy khóc đêm mà không rõ nguyên nhân thì có khả năng là nhiệt độ phòng ngủ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của con. Nếu bố mẹ để bé ngủ trong phòng có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến con cảm thấy khó chịu, khó ngủ và quấy khóc. Bên cạnh đó, những âm thanh phát ra bất ngờ hoặc có công suất lớn sẽ khiến con giật mình và quấy khóc.
Tìm hiểu thêm: Top 10 cách trị táo bón ở trẻ em hiệu quả
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm
4. Cách cải thiện tình trạng trẻ nhỏ quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân
– Cơn đói vào lúc giữa đêm sẽ làm trẻ nhỏ quấy khóc nên mẹ hãy cho con bú hoặc uống thêm sữa, nước để bé ngủ ngon hơn.
– Mẹ nên giữ phòng ngủ của con luôn sạch sẽ, đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Ngoài ra, không gian phòng ngủ phải thật yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng vừa phải để con ngủ sâu giấc hơn.
– Bố mẹ nên vỗ về, âu yếm và trò chuyện với con để bé an tâm, bớt căng thẳng và quên đi cơn khóc.
– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ để con cảm thấy dễ chịu và không quấy khóc.
– Bố mẹ nên trang bị thật nhiều kiến thức, kỹ năng thai giáo để trẻ phát triển toàn diện ngay từ khi còn nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Biểu hiện và cách xử trí hiệu quả khi trẻ bị tay chân miệng độ 1
Mẹ nên cho con đi khám khi trẻ quấy khóc về đêm nhiều ngày
Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng trẻ quấy khóc ban đêm không rõ nguyên nhân. Nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ hãy đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ Nhi thăm khám và đưa ra phương hướng xử lý kịp thời nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.