Trẻ quấy khóc không chịu ngủ hoặc ít ngủ vào ban đêm sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học và tác động xấu đến sự phát triển toàn diện của bé. Không chỉ thế, tình trạng này xảy ra trong thời gian dài khiến các bố mẹ mệt mỏi, mất ngủ, rơi vào stress. Thậm chí một số mẹ còn bị trầm cảm sau sinh. Do vậy, bài viết hôm nay giúp bố mẹ tìm hiểu nguyên nhân con hay quấy khóc đêm và mách các lời khuyên hữu ích để giúp con có giấc ngủ thật ngon.
Bạn đang đọc: Trẻ quấy khóc không chịu ngủ, lời khuyên cho bố mẹ
1. Nguyên nhân nào khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, không chịu ngủ
Khi bước vào giai đoạn sau 1-2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ngủ ít hơn, khó ngủ hơn, trẻ quấy khóc mặc dù mẹ đã hát ru, bế ẵm,… do các yếu tố sau:
– Nguyên nhân sinh lý: mẹ nên biết rằng ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ được chia thành hai giai đoạn là giấc ngủ REM (giấc ngủ mơ, chuyển động mắt nhanh) và NON – REM (không chuyển động mắt nhanh). Thông thường giấc ngủ REM ở bé nhiều hơn người bình thường nên trẻ cũng dễ dàng bị tỉnh giấc hơn, ngủ không ngon.
Ở giai đoạn sau 1-2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ngủ ít hơn, khó ngủ hơn
– Nguyên nhân trẻ mắc bệnh lý: các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa,… Những bệnh này có khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ của con và cản trở sự phát triển của bé.
– Trẻ ăn uống thiếu chất: thường bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo khiến nguồn sữa nuôi con bị ảnh hưởng, không đủ chất cần thiết. Các chất bị thiếu có thể làm cho trẻ khóc quấy, khó ngủ bao gồm: canxi, vitamin, kẽm, sắt,…
– Nhóm nguyên nhân khác có thể tác động đến giấc ngủ của con: phòng ngủ không có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, không gian thiếu yên tĩnh, trẻ mặc loại tã ẩm ướt, gây nóng nực, hăm tã, khó chịu,…
2. Lời khuyên dành cho bố mẹ khi trẻ quấy khóc không chịu ngủ vào ban đêm
2.1 Hãy giúp bé phân biệt ngày đêm khi trẻ khóc quấy không chịu ngủ
Trong giai đoạn vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường khó ngủ vào ban đêm. Thay vào đó, bé hay ngủ bù vào ban ngày. Tình trạng này xảy ra khiến trẻ ngày càng trở nên cáu gắt khi được dỗ đi ngủ đồng thời là đảo lộn lịch sinh hoạt của cả gia đình.
Để khắc phục các bố mẹ nên giúp bé điều chỉnh đồng hồ sinh học. Các bác sĩ khuyến khích phụ huynh áp dụng quy tắc: nhiều ánh sáng và tiếng động vào ban ngày, yên lặng vào ban đêm. Cách làm cụ thể như sau, vào buổi sáng không cho trẻ ngủ quá 8 giờ sáng, liên tục nói chuyện với bé và cho trẻ ăn và chơi trong môi trường thật nhiều ánh sáng.
Ngược lại, vào ban đêm cho con nằm ngủ ở phòng ít ánh đèn và yên tĩnh. Nếu con thức dậy vào buổi đêm để thay bỉm, uống sữa thì không nên bật đèn sáng, bố mẹ chỉ sử dụng đèn ngủ với ánh sáng nhẹ.
2.2 Cho trẻ đi tắm nắng vào sáng sớm
Đây là một trong những cách giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm và hạn chế tình trạng trẻ khóc quấy mà ít người biết. Cơ thể của trẻ sẽ sản sinh ra hormone melatonin trong quá trình tắm nắng vào sáng sớm. Loại hormone này được biết đến với vai trò là điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, nhờ vậy mà trẻ sẽ ngủ đêm dễ dàng hơn.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về viêm tai giữa ở trẻ em
Cơ thể của trẻ sẽ sản sinh ra hormone melatonin giúp điều hòa nhịp sinh học của cơ thể
2.3 Bố mẹ nên quấn bé khi ngủ
Trẻ sơ sinh vừa mới ra đời chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Trong khi ở trong bụng mẹ bé đang quen với cảm giác được bao bọc. Do đó, mẹ nên dùng tã hay chũn chuyên dụng để quấn hoặc chèn gối quanh người bé. Điều này để tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi ngủ, được bao bọc giống như trong bụng mẹ.
2.4. Cho con môi trường ngủ thật thoải mái
Môi trường ngủ phù hợp với trẻ sơ sinh là ánh sáng và nhiệt độ thích hợp. Cụ thể, khi con ngủ bố mẹ nên hạn chế tiếng ồn từ việc mở cửa, sấy tóc, nói chuyện,… Thay vào đó có thể bật nhạc du dương để trấn an bé. Ngoài ra, nhiệt độ phòng cũng là yếu tố tác động đến giấc ngủ mà mẹ cần quan tâm. Khoảng 24 – 25 độ C là nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ này không ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ và cho trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu.
2.5 Thiết lập trình tự ngủ cố định cho trẻ
Việc này bố mẹ nên làm càng sớm càng tốt. Bé càng ít tháng sẽ càng dễ theo trình tự ngủ do mẹ đặt ra. Trình tự ngủ của trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo là:
– Khi thấy trẻ bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ, mẹ nên đưa con vào phòng ngủ.
– Hạn chế ánh sáng vào phòng và điều chỉnh nhiệt độ phòng.
– Quấn bé và nằm xuống giường, bắt đầu dỗ bé vào giấc ngủ. Mẹ nên lưu ý hạn chế bế con trên tay để ru ngủ sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ.
– Khi mới ngủ để bé nằm nghiêng để vào giấc dễ hơn và cho trẻ nằm ngửa ra khi đã ngủ say.
Điều quan trọng trong quá trình thiết lập giấc ngủ cho bé mẹ nên nhớ là cần phải diễn ra đều đặn, không xáo trộn để giúp trẻ có nhận thức đến giờ ngủ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ đi ngoài có chất nhầy là biểu hiện của bệnh gì?
Ba mẹ nên thiết lập trình tự ngủ cố định cho trẻ
2.6 Vỗ ợ hơi cho bé để hạn chế trẻ quấy khóc không chịu ngủ
Nhiều mẹ có thói quen hay đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn. Thế nhưng, đây lại là một trong những nguyên nhân khiến con ngủ giấc ngắn. Trẻ sẽ ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng, dễ tỉnh dậy và khóc quấy, khó ngủ lại. Chính vì thế, sau mỗi bữa ăn, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con từ 5-10 phút trước khi ngủ.
2.7 Tắm cho con vào buổi chiều tối
Nhiều mẹ hay lo sợ rằng việc tắm vào buổi chiều tối dễ khiến trẻ bị cảm lạnh. Thế nhưng nếu tắm trong phòng kín gió thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Trong đó, lợi ích đầu tiên là giúp trẻ hạn chế quấy khóc, ngủ ngon hơn vào ban đêm. Giải thích hiện tượng này, các bác sĩ cho biết sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể hạ xuống. Nhờ đó mà cơ thể của bé bắt được tín hiệu và trở nên buồn ngủ.
Tình trạng trẻ khóc quấy không chịu ngủ vào ban đêm lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến thể chất. Nó còn tác động tiêu cực đến tinh thần của bố mẹ. Do vậy, khi nuôi con trong thời gian đầu, nếu gặp hiện tượng con khóc đêm nhiều các phụ huynh nên tìm cách khắc phục ngay lập tức. Điều này để bảo vệ sức khỏe cho con và cho cả gia đình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.