Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là tình trạng thường gặp khiến các bậc cha mẹ hết sức lo lắng. Bệnh nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tăng trưởng, phát triển của trẻ. Việc nắm rõ được các dấu hiệu, nguyên nhân gây ra bệnh là vô cùng quan trọng, từ đó cha mẹ có thể nắm được phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh?

1. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do những nguyên nhân nào gây ra?

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, cha mẹ cần lưu ý:

– Do Rotavirus gây ra, chiếm tới 40% các trường hợp trẻ bị bệnh. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa đông với thời gian ủ bệnh khoảng 12 giờ đến 5 ngày và bệnh kéo dài từ 3 ngày cho đến 1 tuần.

– Tiêu chảy ở trẻ nhỏ do vi khuẩn Coli, lỵ trực tràng, dịch tả… gây ra.

– Bé bị tiêu chảy còn do bị nhiễm ký sinh trùng qua thức ăn hoặc nguồn nước.

– Trẻ dị ứng với các loại protein có trong thực phẩm: cá, thịt, tôm…

– Nguyên nhân khác còn là do trẻ mắc những bệnh liên quan đến đường ruột như: viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa…

– Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy như: thực phẩm chưa được nấu chín, thực phẩm không rõ nguồn gốc, ôi thiu…

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là do Rotavirus gây ra, chiếm tới 40% các trường hợp trẻ bị bệnh.

2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị tiêu chảy?

– Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày: Tần suất trẻ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày ( ít nhất 5 lần), phân lỏng và có nhiều nước, có mùi tanh, chua có thể lẫn chất nhầy. Trẻ bị tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu thời gian trên 2 tuần thì có thể trẻ bị tiêu chảy kéo dài.

– Trẻ bị nôn ói, trớ: Khi bị tiêu chảy, trẻ thường có hiện tượng nôn trớ do virus Rota hoặc do tụ cầu gây ra. Việc trẻ nôn liên tục sẽ khiến cho trẻ bị mất nước và các chất điện giải. Lúc này trẻ thường sẽ khá nước, niêm mạc mắt bị khô, mất đàn hồi da, huyết áp thấp, có thể dẫn tới ngất xỉu. Do đó, cha mẹ cần xử lý kịp thời nếu không sẽ gây ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

– Trẻ biếng ăn, bỏ bú: Dấu hiệu biếng ăn có thể xuất hiện trước khi trẻ bị tiêu chảy cấp nhiều ngày, trẻ có xu hướng bỏ bú, mệt mỏi.

– Trẻ bị đau rát vùng hậu môn: Việc trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày sẽ khiến cho vùng hậu môn đau rát, khiến trẻ khó chịu, đau đớn.

– Trẻ sơ sinh mệt mỏi và quấy khóc: Trẻ bị tiêu chảy thường sẽ mệt mỏi, quấy khóc, lười chơi, thậm chí có những trường hợp trẻ nằm li bì do bị mất nước nặng.

Tìm hiểu thêm: Thông tin cơ bản về ho gà ở trẻ, bố mẹ biết hay chưa

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh?

Dấu hiệu biếng ăn có thể xuất hiện trước khi trẻ bị tiêu chảy cấp nhiều ngày, trẻ có xu hướng bỏ bú, mệt mỏi.

3. Trẻ bị tiêu chảy chăm sóc như thế nào mới đúng cách?

3.1 Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần chú ý bù nước

Khi trẻ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cha mẹ cần bù lại lượng nước đã mất cho trẻ bằng cách tăng cường cho trẻ bú nhiều lần trong ngày. Với những trẻ đã ăn dặm, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ uống nước lọc, điện giải, nước hoa quả…

3.2 Chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ bị tiêu chảy, mẹ vẫn cố gắng cho trẻ ăn uống bình thường, cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bằng cách tăng cường sức khỏe cho trẻ thông qua thực phẩm giàu dưỡng chất giúp trẻ tăng cường thể lực và phục hồi tổn thương niêm mạc ruột. Nếu trẻ đang còn bú mẹ thì mẹ cần tăng cường lượng sữa cho trẻ bú và bú thành nhiều cữ trong ngày. Ngoài ra, với những trẻ đã ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như: cháo loãng với thịt nạc, cà rốt, chuối… Đặc biệt, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm chiên rán, đồ ngọt, đồ tái sống, nước ngọt có ga… Cha mẹ có thể chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

3.3 Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên bổ sung cho trẻ uống men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng cung cấp hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp tăng cường đề kháng của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa sự phát triển của: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Do đó, cha mẹ có thể bổ sung sớm men vi sinh nhằm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng của trẻ không thuyên giảm, cha mẹ lúc này cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp có nên tự điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ không

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng của trẻ không thuyên giảm, cha mẹ lúc này cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám

4. Những cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ hiệu quả?

Để phòng trẻ sơ sinh bị bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây:

– Tuân thủ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước ấm cho trẻ, nhất là trước và sau khi trẻ ăn, cha mẹ cũng cần chú ý rửa tay thường xuyên, kỹ lưỡng trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn uống.

– Vệ sinh sạch sẽ bình bú, những dụng cụ đựng thức ăn của trẻ bằng nước sôi nóng già sau đó để khô ráo.

– Mẹ nên cho trẻ bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ sơ sinh tăng cường đề kháng và phòng tránh được các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra như bệnh tiêu chảy.

– Sử dụng nguồn nước sạch sẽ, đảm bảo, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.

– Trẻ sơ sinh thường có thói quen ngậm tay hoặc các đồ chơi đưa vào miệng, cha mẹ cần vệ sinh tay và đồ chơi của con thường xuyên, tránh ký sinh trùng bám vào và gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên, có thể thấy rằng, tiêu chảy ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm nếu như cha mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời. Do đó, cha mẹ cần nắm cahwcs những thông tin trên để có thể nắm được những bất thường của con để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *