Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống Rota

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống Rota là một trong những phản ứng phụ của Vacxin. Vậy khi trẻ gặp phản ứng này thì cha mẹ cần làm gì? Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho cha mẹ.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống Rota

1. Tác dụng của vac-xin Rota

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống Rota

Uống vacxin Rota giúp trẻ ngăn ngừa tiêu chảy cấp

Tại Việt Nam, vacxin Rota nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng và hoàn toàn không bắt buộc với trẻ. Tuy nhiên, vacxin này vẫn được khuyến khích sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi để giúp trẻ phòng ngừa bệnh tiêu chảy gây ra do virus Rota. Tiêu chảy do virus Rota gây ra là một trong những bệnh lý dễ gặp ở trẻ khiến trẻ đi ngoài tới 20 lần/ngày và bị mất nước nghiêm trọng. Quá trình mất nước, mất muối này không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng trụy tim, trụy mạch và nhanh chóng đe dọa tới tính mạng của trẻ. Chính vì thế, dùng vacxin Rota là cách hiệu quả nhất đến thời điểm hiện tại để giúp trẻ ngăn ngừa bệnh lý này.

Khác với các loại vacxin khác, vacxin Rota là vacxin đường uống. Hiện nay có 3 loại thông dụng ở nước ta là Rotateq do Mỹ sản xuất, Rotarix của Bỉ sản xuất và Rotavin của Việt Nam. Ba loại vacxin này đều là vacxin sống đã giảm độc tính của virus. Tùy từng loại sẽ có những liệu trình sử dụng khác nhau. Chính vì thế trước khi sử dụng cho trẻ, cha mẹ cần hết sức lưu ý về liều dùng cũng như thời gian sử dụng chính xác cho trẻ để mang đến hiệu quả tốt nhất.

2. Vì sao trẻ bị tiêu chảy sau khi uống Rota?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống Rota

Nhiều cha mẹ lo lắng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống Rota

Nhiều trẻ sơ sinh sau khi uống Rota bị tiêu chảy khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố khiến trẻ bị tiêu chảy sau khi uống Rota. Song có thể tựu chung lại thành hai nhóm nguyên nhân sau đây:

2.1. Do phản ứng phụ của vacxin

Giống như ở nhiều loại vacxin khác khi được sử dụng phòng ngừa bệnh đều ít nhiều gây ra những phản ứng phụ trong quá trình cơ thể tạo kháng nguyên phòng bệnh. Rota là vacxin phòng ngừa tiêu chảy, trẻ sơ sinh có miễn dịch chưa cao nên dù lượng virus Rota được đưa vào cơ thể tạo kháng nguyên đã bị làm suy yếu song vẫn có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nhẹ.

Hiện tượng tiêu chảy do phản ứng phụ này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới trẻ và thường biến mất sau từ 1 đến 2 ngày.

2.2. Trẻ bị tiêu chảy do nguyên nhân khác

Rota là nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp song không phải là nguyên nhân của tất cả các trường hợp tiêu chảy của trẻ. Không loại trừ việc sau khi được tiêm vacxin, trẻ tiếp xúc với các loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy đường ruột hoặc dị ứng với những đồ vật, thức ăn mà trẻ tiếp xúc được trong hoạt động hàng ngày (lê, bò, nằm, thói quen mút tay,…) thông qua dụng cụ ăn uống của trẻ, tay chân và các vật dụng xung quanh.

3. Xử lý khi trẻ bị tiêu chảy sau uống Rota

Tìm hiểu thêm: Phương pháp nào để giảm tái phát viêm phế quản co thắt ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống Rota

Sau khi uống Rota, trẻ cần được theo dõi các triệu chứng xuất hiện

Lo lắng khi trẻ bị tiêu chảy sau khi uống Rota khiến nhiều cha mẹ không tiếp tục thực hiện đầy đủ liệu trình uống vacxin cho con dẫn tới kết quả  không trọn vẹn. Thay vì thế, khi trẻ uống vacxin liều đầu tiên, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

– Theo dõi các biểu hiện của trẻ trong 2 – 3 ngày kể từ thời điểm uống vacxin để nắm bắt kịp thời tình trạng của trẻ. Một số phản ứng có thể gặp sau khi trẻ uống Rota là: tiêu chảy đi ngoài, sốt nhẹ, quấy khóc, trẻ bị nôn trớ,… Tuy nhiên các triệu chứng này thường không kéo dài quá 2 ngày. Trong trường hợp trẻ uống Rota bị nôn trớ cha mẹ lưu ý không cần cho trẻ uống lại. Cha mẹ cần chủ động giảm triệu chứng cho trẻ bằng cách: hạ sốt cho trẻ bằng những biện pháp thông thường như chườm ấm, mặc đồ thông thoáng,…, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn bằng cách tạo không gian thoải mái nhất cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên. Song nếu tình trạng đi ngoài quá 8 lần/ngày kèm theo các triệu chứng sốt cao hay nôn trớ nhiều hơn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay chuyên khoa Nhi để thăm khám.

– Duy trì chế độ ăn đầy đủ cho trẻ. Trẻ dùng sữa mẹ hoàn toàn hoặc bổ sung thêm sữa công thức đều cần duy trì chế độ ăn bình thường. Trong trường hợp trẻ mất nước hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng dung dịch bù nước cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cần chủ động phòng tránh tiêu chảy cho trẻ do các nguyên nhân khác bằng cách luôn giữ gìn vệ sinh không gian trẻ vui chơi, ngủ nghỉ. Đặc biệt với các bộ phận như tay, chân, miệng luôn cần sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Đồng thời, khu vực hậu môn phải được vệ sinh sạch sẽ.

4. Một số lưu ý về việc cho trẻ uống vacxin Rota

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống Rota

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ nhỏ

Trẻ cần uống Rota đúng thời điểm, đúng liều để đạt hiệu quả tốt nhất

Để việc uống vacxin Rota đạt hiệu quả nhất, giảm phản ứng tiêu chảy ở trẻ thì cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

– Ghi nhớ thời điểm phù hợp cho trẻ uống vacxin. Trẻ sơ sinh từ 6 tuần đến dưới 6 tháng cần hoàn thành các liều uống Rota. Lý do bởi thời điểm này trẻ phần lớn ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức, chưa tiếp xúc với các loại thức ăn khác nên cơ thể sẽ tạo ra kháng nguyên tốt nhất để phòng ngừa các chủng Rota.

– Sử dụng thống nhất một dòng vacxin cho trẻ. Hiện có 3 dòng vacxin Rota thông dụng với 3 liều dùng khác nhau. Chính vì thế mỗi lần sử dụng vacxin Rota cần ghi nhớ liều dùng trước đó.

– Vacxin Rota không được sử dụng nếu trẻ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa hoặc các vấn đề về tiêu hóa khác Trẻ có hệ miễn dịch kém. Trẻ từng bị dị ứng với vacxin Rota trước đó. Trẻ đang bị ốm, sốt.

Trên đây là một số thông tin về trình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy sau khi uống Rota cũng như những kiến thức cần thiết về vacxin Rota, chăm sóc sau khi trẻ uống Vacxin. Hi vọng bài viết đã mang lại thêm nhiều kiến thức giúp cha mẹ thông thái trong chăm sóc trẻ nhỏ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *